Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm từ việc sử dụng thuốc, vật lý trị liệu,.. đến phẫu thuật. Trong đó phải kể đến điều trị thoát vị đĩa đệm bằng châm cứu giúp cải thiện các triệu chứng bệnh an toàn được nhiều người lựa chọn. Vậy phương pháp này là gì, có mấy cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng châm cứu? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau để có những thông tin hữu ích.
1. Nguyên lý châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Châm cứu được áp dụng trong việc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó điều trị thoát vị đĩa đệm bằng châm cứu được đánh giá mang đến hiệu quả rất tốt.
Nguyên lý của châm cứu chính là dựa trên hoạt động của Khí trong cơ thể. Theo Đông y, khi dòng chảy của khí trong cơ thể gặp vấn đề gây tắc nghẽn hay làm gián đoạn, sự cân bằng âm dương sẽ bị đảo lộn và từ đó gây nên các bệnh cho cơ thể. Khi tiến hành châm cứu chính là giúp cho khí được chạy dọc cơ thể, mang đến sự cân bằng âm dương.
Phương pháp châm cứu mang đến tác dụng khai thông khí huyết, khôi phục sự cân bằng của khí, để cơ thể sinh ra các phản ứng tự nhiên trong việc điều trị bệnh.
Sử dụng châm cứu trong điều trị thoát vị đĩa đệm, kim châm sẽ kích kích cơ thể sản sinh ra một loại hormon là endorphin, được đánh giá là chất giảm đau tự nhiên giúp giảm các cơn đau do bệnh thoát vị đĩa đệm gây nên. Phương pháp này cũng giúp kích thích dòng chảy của máu, làm thay đổi hoạt động của não bộ để tăng dưỡng chất cho xương khớp, giúp xương khớp chắc khỏe và bền bỉ hơn.
2. Tác dụng khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng châm cứu
Áp dụng phương pháp châm cứu trong điều trị thoát vị đĩa đệm mang đến nhiều tác dụng cho người bệnh như:
- Châm cứu là biện pháp y học cổ truyền giúp lưu thông huyệt đạo: Giải tỏa các cơn đau gây nên bởi tình trạng thoát vị đĩa đệm, từ đó mang đến cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
- Đây là phương pháp ít gây ra rủi ro cũng như các biến chứng trong quá trình điều trị: Châm cứu được đánh giá là phương pháp an toàn cho người bệnh. Khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng châm cứu kết hợp cùng một số phương pháp như vật lý trị liệu hay tập luyện thường xuyên còn giúp giải tỏa căng thẳng, mang đến hiệu quả điều trị tốt hơn.
- Áp dụng phương pháp châm cứu sẽ giúp cải thiện sức khỏe, mang đến khả năng hồi phục nhanh chóng, các cơn đau thuyên giảm đáng kể nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời.
3. Các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng châm cứu
Người bệnh có thể áp dụng một trong các phương pháp châm cứu sau đây để giúp điều trị thoát vị đĩa đệm:
3.1. Điện châm
Điện châm là một phương pháp Đông Tây y kết hợp với việc sử dụng máy móc hiện đại cùng với biện pháp châm cứu cổ truyền để mang đến tác dụng làm giảm đau, cải thiện tình trạng bệnh tích cực cho người bệnh.
Khi tiến hành điện châm người bệnh sẽ thấy tình trạng đau nhức giảm đi đáng kể sau mỗi lần thực hiện, đồng thời giúp lưu thông kinh mạch, mang đến sự thoải mái, thư giãn, từ đó giúp tăng cường sức khỏe.
Đối tượng phù hợp để áp dụng điện châm là người bệnh bị thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nhẹ, khi tình trạng đau nhức chưa trở nên dữ dội.
Cách tiến hành điện châm như sau:
- Bác sĩ sẽ sử dụng một dòng điện với cường độ phù hợp với thể trạng của từng người thông qua các kim châm để tiến hành châm cứu.
- Các đầu kim sẽ được châm tiếp xúc với các huyệt vị sau đó dòng điện được đưa vào cơ thể qua đầu kim để tác động lên vị của đĩa đệm, người bệnh sẽ cảm thấy tê tê ở vùng đốt sống lưng.
- Mỗi lần thực hiện điện châm thường kéo dài từ 20-30 phút, mỗi đợt cách nhau từ 3-4 ngày.
- Sau khi tiến hành điện châm người bệnh sẽ thấy tình trạng đau nhức được giảm đi đáng kể. Nên kiên trì thực hiện điều trị từ 7-10 lần để mang đến kết quả tốt nhất.
3.2. Thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm
Thủy châm là phương pháp sử dụng các loại thuốc như Coramin, Adernalin, Vitamin B1 để tiêm trực tiếp vào các huyệt đạo. Phương pháp này sẽ giúp giảm đau đối với các bệnh lý về xương khớp trong đó có bệnh thoát vị đĩa đệm.
Đối tượng có thể áp dụng thủy châm là người bị thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nhẹ và trung bình, khi các cơn đau nhức làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống người bệnh.
Cách tiến hành như sau:
- Trước khi tiến hành thủy châm bệnh nhân sẽ được chụp để xác định chính xác các huyệt vị.
- Các bác sĩ đưa kim châm xuống dưới da, và cần giữ nguyên hướng của kim, không được thay đổi. Khi kim vào tới vị trí của các huyệt đạo thì thuốc sẽ được tiêm vào. Người bệnh lúc này sẽ cảm thấy căng và tê tại vị trí thủy châm.
- Mỗi lần tiến hành thủy châm cách nhau 2 ngày. Và mỗi lần thực hiện từ 5-10 lần tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý.
Người bệnh cần lưu ý có thể xảy ra một số tác dụng phụ khi tiến hành thủy châm như khô miệng, chóng mặt hoa mắt,…
3.3. Đốt ngải
Phương pháp này sẽ sử dụng cây ngải cứu đã được phơi khô cùng một số thảo dược khác để tạo ra tinh dầu sử dụng trong quá trình châm cứu với mục đích giảm đau, tăng cường sự đàn hồi cho xương khớp.
Đối tượng có thể áp dụng phương pháp đốt ngải là người bị thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nhẹ hoặc trung bình.
Cách tiến hành như sau:
- Tiến hành chưng cất ngải cứu để thu được tinh dầu ngải cứu.
- Bác sĩ dùng kim châm vào các huyệt đạo sau đó cho một lượng tinh dầu phù hợp đi trực tiếp vào cơ thể thông qua đường dẫn của các kim châm.
- Bên cạnh đó cũng có thể sử dụng ngải cứu đã phơi khô sao vàng, tán nhuyễn ra thành bột rồi dùng giấy quấn chặt thành điếu để hơ vào các huyệt đạo.
- Hơi ấm nóng của ngải cứu sẽ giúp đả thông kinh mạch để các đốt sống được phục hồi.
3.4. Châm cứu điều trị thoát vị đĩa đệm
Châm cứu thông thường là phương pháp truyền thống được áp dụng để chữa thoát vị đĩa đệm mang đến tác dụng đả thông kinh mạch, giảm đau và tăng cường sức khỏe.
Người bệnh thoát vị đĩa đệm chữa bằng châm cứu thường ở giai đoạn nhẹ hoặc trung bình, khi các khối thoát vị chưa gây chèn ép nặng nề lên các rễ thần kinh.
Cách tiến hành:
- Bác sĩ sẽ xác định vị trí các huyệt đạo sau đó dùng kim châm tại vị trí này
- Châm cứu sẽ giúp các huyệt đạo được đả thông, tăng cường lưu thông máu, giảm đau nhanh chóng.
- Mỗi lần tiến hành châm cứu thường kéo dài khoảng 30 phút.
- Người bệnh cần thực hiện khoảng 10 lần để thấy rõ kết quả điều trị.