NÁM NỘI TIẾT: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ PHÒNG NGỪA

NÁM NỘI TIẾT: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ PHÒNG NGỪA

Nám nội tiết là gì?

Nám nội tiết (hay còn gọi là nám chân sâu) là sự rối loạn nội tiết dẫn đến sự mất cân bằng các hormone trong cơ thể, hình thành các nốt tăng sắc tố trên bề mặt da. Sự hình thành của nám liên quan chủ yếu đến estrogen (nội tiết tố nữ). Đây chính là hormone sinh dục có vai trò quan trọng trong cơ thể và có khả năng ức chế sự sản sinh hormone MSH (hormone gây kích thích tăng sản xuất melanin dưới da).

Nếu estrogen trong cơ thể giảm, không ức chế được hormone MSH, khi đó lượng tế bào hắc sắc tố melanin sản xuất không kiểm soát được sẽ đẩy lên trên bề mặt da hình thành nám. Estrogen vốn tổng hợp của 3 chất: estron, estradiol, estriol. Estrogen có vai trò quan trọng với nữ giúp cơ thể điều hoà hệ sinh dục, tóc, da…

Estrogen ở nữ tạo ra chậm hơn khi bước vào độ tuổi lão hóa, gây mất cân bằng nội tiết tố làm tăng sinh melanin dẫn đến tình trạng nám nội tiết.

Nám nội tiết có các vùng sắc tố xuất hiện tập trung lại thành từng nốt tròn trên bề mặt da, có chân ăn sâu vào trong các lớp cấu trúc da (thường gặp ở màng đáy của lớp thượng bì, đôi khi ăn sâu xuống trung bì).

Ai dễ bị nám da?

  • Các loại da sẫm màu dễ nám hơn so với các loại da sáng, phổ biến ở các loại da nâu sáng.
  • Nữ có khả năng bị nám gấp 9 lần nam, ít gặp trước tuổi dậy thì nhưng phổ biến trong độ tuổi sinh sản.
  • Nám da có thể xuất hiện khoảng 15% – 50% ở người mang thai.
  • Người bị rối loạn nội tiết tố.

Nguyên nhân gây nám nội tiết

Có nhiều nguyên nhân gây nám nội tiết, bao gồm:

  • Trong giai đoạn mang thai, nồng độ estrogen ở nữ tăng nhanh để bảo vệ thai nhi. Sau khi sinh, estrogen trong cơ thể giảm đột ngột sẽ gây rối loạn nội tiết.
  • Các trường hợp rối loạn kinh nguyệt đôi khi cũng gây nám da. Dùng thuốc tránh thai có chứa progestin kích thích sự hình thành nám da. Người bệnh có thể xuất hiện nám ngay trong giai đoạn đang dùng thuốc hoặc sau 2 – 3 tháng dùng thuốc. Nếu có tác động của ánh nắng mặt trời, các mảng nám sẽ càng đậm, lan rộng hơn.
  • Stress: tâm lý căng thẳng, áp lực trong thời gian dài ảnh hưởng đến hoạt động của não dẫn đến rối loạn sản xuất estrogen và một số hormone khác tạo gây hình thành nám. Căng thẳng còn làm tăng hoạt động của buồng trứng, tăng sự sản sinh nội tiết tố estrogen làm nám da.

Biểu hiện nám nội tiết

Nám nội tiết có dạng các đốm nhỏ, màu vàng nhạt hoặc đậm màu hơn vùng lân cận. Các nốt nám có kích thước không đều, xen lẫn với nhau, nếu không điều trị sớm sẽ phát triển lan nhanh sang các vùng da khác. Nám do nội tiết thường xuất hiện ở: 2 bên gò má, thái dương, trán, mũi, cánh mũi. Tùy vào tình trạng rối loạn nội tiết bên trong cơ thể mà mức độ nám biểu hiện trên bề mặt da khác nhau.

Ngoài ra, nám nội tiết còn có một số biểu hiện khác như:

Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều hoặc ít dần theo thời gian.

Buồng trứng, cổ tử cung, âm đạo nhỏ dần, các tuyến ít tiết ra chất nhầy, có cảm giác đau rát khi quan hệ tình dục.

Có các dấu hiệu rối loạn thần kinh như: lo lắng, buồn bực, khó chịu, tim đập nhanh, tính thay đổi thất thường…

Da bắt đầu lão hóa: mất độ đàn hồi, đen sạm, nhăn da…

Phân biệt nám da nội tiết và nám nắng

Nám da nội tiết và nám nắng có nhiều điều khác nhau. Người bệnh cần tìm ra nguyên nhân gây nám da để có phương pháp điều trị thích hợp, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Cách phân biệt nám da nội tiết, nám nắng bao gồm:

Nám nội tiết

Nám nội tiết hình thành do rối loạn nội tiết tố làm mất cân bằng hormone trong cơ thể, kích thích sản xuất nhiều hắc sắc tố melanin, tạo ra các nốt tăng sắc tố trên bề mặt da. Ngoài ra, khi sử dụng một số loại thuốc cũng gây tác dụng phụ làm rối loạn nội tiết tố hình thành nám.

Ngoài ra, các yếu tố sau cũng sẽ góp phần cho nám nội tiết xuất hiện: stress kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng làm nội tiết tố thay đổi, dùng thuốc tránh thai chứa progestins, thay đổi nội tiết tố khi mang thai hoặc sau sinh, mãn kinh, kinh nguyệt không đều.

Nám do nội tiết sẽ giảm khi tình trạng nội tiết được cân bằng về mức bình thường (ví dụ như nám nội tiết do thai kỳ, khi sinh em bé xong, nội tiết sẽ trở về trạng thái bình thường thì nám sẽ giảm từ từ).

Nám nắng (nám thông thường)

Nám nắng thường xảy ra do tác động của các yếu tố bên ngoài như:

Môi trường: tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, ánh sáng xanh với bức xạ nhiệt từ thiết bị điện tử, môi trường ô nhiễm: khói xe, bụi bẩn, hóa chất…

Dùng mỹ phẩm chất lượng kém, không rõ nguồn gốc, chứa corticoid làm mỏng da, khi tiếp xúc với bức xạ mặt trời, bức xạ điện tử sẽ nám da.

Ngoài ra, do chế độ ăn uống, thời gian nghỉ ngơi, thói quen sinh hoạt, cách chăm sóc da… cũng là một trong những nguyên nhân gây nám da.

Làm thế nào để phòng ngừa bị nám da nội tiết

Sau 30 tuổi, nội tiết tố ở nữ sẽ bắt đầu giảm dần, ít sản sinh hơn. Vì vậy, hãy sống lạc quan, thoải mái, bảo vệ làn da, tăng cường tập thể dục để làm chậm lại tốc độ lão hoá, duy trì sắc đẹp.

Điều trị nám nội tiết là quá trình lâu dài để tác động cả bên trong, bên ngoài nên cần ngừa nám nội tiết để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Các phương pháp để phòng ngừa bị nám da nội tiết tố, bao gồm:

Hạn chế stress: nếu căng thẳng kéo dài sẽ làm tăng estrogen làm rối loạn nội tiết tố trong cơ thể nên cần giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng tốt hơn.

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất: ăn đa dạng các loại thực phẩm, nhất là các thực phẩm giúp cân bằng hormone estrogen như: đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành.

Dùng kem chống nắng đều đặn hàng ngày kể cả khi không phải đi ngoài trời nắng.

Hạn chế sử dụng chất kích thích caffeine (trà, cà phê, ca cao…): tuy caffeine giúp tập trung, tỉnh táo nhưng gây rối loạn nhịp tim và quá trình tiêu hóa, ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố.

Chất lượng giấc ngủ: ngủ đủ giấc, ngủ sâu giúp ổn định sự cân bằng hormone, tái tạo nguồn năng lượng mới, giúp phục hồi cơ thể sau một ngày làm việc.

 

Ngừng Lão Hóaカテゴリの最新記事