Bệnh mất ngủ ở người già: Nguyên nhân, triệu chứng và 6 cách cải thiện

Bệnh mất ngủ ở người già: Nguyên nhân, triệu chứng và 6 cách cải thiện

Nguyên nhân gây bệnh mất ngủ ở người già

Người lớn tuổi thường sẽ đối mặt với những thay đổi trong thói quen ngủ. 4 nguyên nhân chính gây bệnh mất ngủ ở người già bao gồm:

Rối loạn giấc ngủ tiên phát: Phổ biến nhất là chứng ngưng thở khi ngủ (hay gặp ở những người béo phì) hoặc các hiện tượng chân tay tự cử động về đêm, gây thức giấc.

Rối loạn giấc ngủ thứ phát: Cơ thể đau nhức do các bệnh cơ xương khớp có thể khiến người cao tuổi thức giấc giữa đêm và khó ngủ trở lại. Một số bệnh lý khác cũng gây mất ngủ như thiếu máu cơ tim gây đau ngực, tiểu đêm, khó thở do suy tim, viêm phế quản, hen…

Bệnh lý tâm thần kinh: Căng thẳng, trầm cảm hoặc những rối loạn thần kinh là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ ở người cao tuổi. Bệnh nhân thường khó bắt đầu giấc ngủ, hay thức giấc sớm hoặc có hiện tượng ngủ ngày.

Dược phẩm: Tác dụng phụ của các loại thuốc corticoid, nội tiết tố tuyến giáp, thuốc điều trị bệnh thần kinh hoặc trầm cảm, thuốc điều trị bệnh huyết áp… có thể khiến người già mất ngủ. Bên cạnh đó, một số dược phẩm được coi là thuốc ngủ như benzodiazepine (Seduxen) nhưng lại khiến người già ngủ nhiều hơn vào ban ngày và tỉnh táo vào ban đêm.

Triệu chứng bệnh mất ngủ ở người già

Bệnh mất ngủ ở người già thường bao gồm các triệu chứng:

  • Trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ nhưng dễ tỉnh giấc giữa chừng
  • Tỉnh giấc nhiều lần trong đêm
  • Rất buồn ngủ nhưng không thể ngủ được

Nếu những triệu chứng này xảy ra ít nhất 03 lần mỗi tuần và kéo dài từ 03 tháng trở lên, rất có thể bạn đang mắc bệnh mất ngủ mãn tính.

Người lớn tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Nhu cầu về giấc ngủ của mỗi người khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết những người trưởng thành khỏe mạnh đều cần ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm. Tuy nhiên, việc người cao tuổi cảm thấy cơ thể và tinh thần như thế nào vào buổi sáng thức dậy quan trọng hơn là phải ngủ theo một con số cụ thể.

Người lớn tuổi cảm thấy uể oải, mệt mỏi vào ngày hôm sau có thể do họ ngủ không đủ giấc hoặc chất lượng giấc ngủ kém.

6 cách cải thiện bệnh mất ngủ ở người già

Duy trì môi trường phòng ngủ phù hợp

Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, người cao tuổi nên ưu tiên chọn phòng ngủ ít ánh sáng và yên tĩnh. Nhiệt độ phòng nên dao động từ 26 – 27 độ. Bên cạnh đó, người cao tuổi cần hạn chế những hoạt động khác như xem tivi, đọc sách, báo khi đến giờ ngủ.

Châm cứu

Một trong những cách cải thiện bệnh mất ngủ ở người già mà không dùng thuốc đó chính là châm cứu. Người lớn tuổi có thể tìm đến các cơ sở y học cổ truyền để cải thiện giấc ngủ tốt hơn. Tùy nguyên nhân và tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ có những phác đồ châm cứu khác nhau.

Massage

Massage cũng là liệu pháp đáng áp dụng để người lớn tuổi có giấc ngủ ngon và sâu hơn. Việc xoa bóp, thư giãn tại các khu vực mặt, đầu và chân sẽ giúp kích thích máu lưu thông lên não, giúp cơ thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ và cảm thấy sảng khoái sau khi ngủ dậy.

Ngâm chân trong nước ấm

Đây cũng là cách cải thiện bệnh mất ngủ ở người già đơn giản, dễ thực hiện. Trước khi đi ngủ, người cao tuổi có thể ngâm chân khoảng 10 – 15 phút vào một chậu nước có nhiệt độ khoảng 60-70 độ C, trên mắt cá chân khoảng 2cm. Nước ngâm chân có thể kết hợp với một số loại thảo dược để tăng hiệu quả.

Thay đổi chế độ ăn uống

Để cải thiện bệnh mất ngủ ở người già, chế độ ăn uống cũng cần được quan tâm và thay đổi. Người lớn tuổi hãy hướng đến chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm tốt cho giấc ngủ như:

Sữa chua có chứa axit tryptophan được chuyển hóa thành chất dẫn truyền thần kinh serotonin và melatonin, giúp duy trì giấc ngủ tự nhiên vào ban đêm.

Cá chứa có hàm lượng omega và protein dồi dào, tốt cho sức khỏe não bộ và giấc ngủ.

Hạt sen có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon hơn.

Cải bó xôi cung cấp một lượng kali lớn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Trứng chứa hàm lượng protein có tác động tích cực đến giấc ngủ và giúp bạn ngủ sâu giấc hơn.

Uống trà thảo mộc

Người già mất ngủ nên uống gì? Câu trả lời là uống trà thảo mộc. Loại thức uống này có thể giúp người cao tuổi cảm thấy dễ chịu, thư giãn và dễ chìm vào giấc ngủ. Một số loại thảo mộc tốt cho giấc ngủ của người già bao gồm:

Trà mộc lan: Được làm từ cây mộc lan có chứa honokiol và magnolol với tác dụng an thần. Người già nên dùng trà mộc lan 2 – 3 lần/tuần.

Trà hoa cúc: Trà hoa cúc có chất chống oxy hóa apigenin giúp cơ thể thư giãn, dễ ngủ hơn. Bên cạnh đó, hương thơm nhẹ nhàng từ hoa cúc cũng có tác dụng an thần, tránh tình trạng tỉnh giấc giữa đêm.

Trà hoa oải hương: Dùng nụ hoa oải hương ủ với nước nóng sẽ cho ra loại trà có mùi thơm nhẹ đặc trưng. Uống trà hoa oải hương từ 3-4 lần có thể giúp người cao tuổi giải tỏa căng thẳng, dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn.

Nguyên tắc ngăn ngừa bệnh mất ngủ ở người già

Bên cạnh những cách cải thiện bệnh mất ngủ ở người già vừa nêu, một số nguyên tắc ngăn ngừa bệnh bao gồm:

  • Tuân thủ nghiêm túc thời gian đi ngủ và thức dậy trong một khung giờ cố định, dù là cuối tuần hay đang đi du lịch.
  • Không uống nhiều nước trước khi đi ngủ
  • Ngủ trưa vừa đủ khoảng 20 phút Không sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại di động hoặc máy tính trong phòng ngủ của bạn.
  • Tập thể dục trong ngày nhưng tránh tập trong vòng ba giờ trước khi đi ngủ
  • Không tiêu thụ caffeine vào cuối buổi chiều hoặc buổi tối.

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất và cảm xúc của người cao tuổi. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp cải thiện sự tập trung và trí nhớ, cho phép cơ thể sửa chữa những tổn thương tế bào, cũng như giúp ngăn ngừa bệnh tật. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin bổ ích, giúp bạn hiểu hơn về bệnh mất ngủ ở người già, từ đó có những giải pháp hữu hiệu để cải thiện tình trạng này.

Ngừng Lão Hóaカテゴリの最新記事