Nếu bạn đang bị rụng tóc và cảm thấy lo lắng không biết nguyên nhân rụng tóc của mình là gì thì hãy đọc ngay bài viết của chúng tôi. Rụng tóc có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do thay đổi hormone, do tác dụng phụ của thuốc hoặc do bệnh tiềm ẩn nào khác.
Bạn bị rụng tóc tới mức hói đầu hay tóc mỏng đi đáng kể có thể vì nhiều lý do. Đôi khi rụng tóc chỉ là do tác dụng phụ của một loại thuốc nào đó và hiện tượng này sẽ chấm dứt khi bạn ngừng thuốc. Rụng tóc cũng có thể là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe nào đó và cần được điều trị. Để giải quyết vấn đề rụng tóc bạn cần tới gặp bác sĩ để tìm đúng nguyên nhân rụng tóc và có cách xử lý để ngăn chặn tóc rụng và giúp tóc phát triển khỏe mạnh.
Trước khi tới bác sĩ, bạn có thể tìm hiểu một số nguyên nhân phổ biến như:
- 1. Nguyên nhân rụng tóc do mất cân bằng nội tiết
- 2. Vấn đề về tuyến giáp
- 3. Mang thai
- 4. Nguyên nhân rụng tóc do tác dụng phụ của thuốc
- 5. Các loại bệnh rụng tóc từng mảng (Alopecia Areata )
- 6. Các bệnh tự miễn dịch khác
- 7. Chấn thương thể chất
- 8. Nguyên nhân rụng tóc do căng thẳng
- 9. Hội chứng nghiện giật tóc
- 10. Nguyên nhân rụng tóc do thiếu hụt chất dinh dưỡng
- 11. Không chăm sóc tóc cẩn thận
Nguyên nhân rụng tóc do mất cân bằng nội tiết
Androgen là nội tiết tố nam nhưng có ở cả cơ thể đàn ông và phụ nữ. Khi androgen dư thừa sẽ khiến bạn bị rụng tóc, đặc biệt là bệnh hói đầu ở nam giới và nữ giới. Sự nhạy cảm với androgen gây ra ảnh hưởng khá nghiêm trọng so với estrogen.
Đối với nam giới, một loại androgen có tên là dihydrotestosterone (DHT) không chỉ ảnh hưởng tới các nang tóc, khiến tóc không phát triển mà còn làm giảm tuổi thọ của tóc. Trường hợp rụng tóc vì DHT người ta còn gọi là chứng rụng tóc androgenetic.
Ngoài ra một số bệnh nền như huyết áp cao, bệnh tim, ung thư tuyến tiền liệt và hội chứng buồng trứng đa nang cũng có thể gây ra rụng tóc.
Vấn đề về tuyến giáp
Hormon tuyến giáp cũng ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của tóc và góp phần gây rụng tóc. Dù tuyến giáp hoạt động kém hay hoạt động quá mức cũng đều làm mất cân bằng nội tiết và dẫn đến rụng tóc. Một số bệnh tự miễn của tuyến giáp như: Hashimoto và bệnh Graves cũng có thể là nguyên nhân gây rụng tóc.
Hormon tuyến giáp giúp điều chỉnh gần như mọi chức năng trong cơ thể, bao gồm cả sự phát triển của tóc. Việc điều trị phù hợp để kiểm soát một trong hai tình trạng tuyến giáp này sẽ giúp kiểm soát hormone, ngăn rụng tóc và cho phép tóc bắt đầu mọc trở lại.
Mang thai
Khi mang thai và sinh con, nội tiết tố của người mẹ cũng bị mất cân bằng dẫn đến rụng tóc sau sinh do các hormone dao động mạnh. Có đến hơn 50% phụ nữ mới sinh con bị rụng tóc và đây là tình trạng phổ biến sau sinh.
Nguyên nhân rụng tóc sau sinh là bởi nồng độ estrogen tăng vọt trong thời kỳ mang thai làm ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển bình thường của tóc. Lúc này tóc sẽ ít rụng hơn. Và sau khi sinh con, estrogen trở về mức độ bình thường khiến cho tóc rụng nhiều hơn. Các bà mẹ sau sinh nhận thấy rõ tóc mỏng đi, thậm chí có những khu vực da đầu bị hói. Tuy nhiên tình trạng rụng tóc sau sinh chỉ kéo dài từ 6 tháng đến 18 tháng kể từ khi bạn sinh con. Khi cơ thể bạn phục hồi sau sinh, nang tóc của bạn cũng sẽ phát triển trở lại và tóc mọc bình thường.
Rụng tóc sau sinh là điều khó tránh, tuy nhiên bạn có thể giảm thiểu rụng tóc bằng cách bổ sung các loại vitamin cần thiết cho tóc và da cũng như chăm sóc tóc cẩn thận. Đặc biệt sau khi sinh, bạn hãy dùng dầu gội thảo dược thay cho dầu gội đầu thông thường chứa nhiều hóa chất gây khô và rụng tóc.
Nguyên nhân rụng tóc do tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc điều trị bệnh thông thường có thể gây ra rụng tóc như: thuốc điều trị bệnh trầm cảm, thuốc kháng viêm, thuốc tránh thai, thuốc chống đông máu…Việc cung cấp thừa vitamin A trong cơ thể cũng gây ra rụng tóc. Ngoài ra, việc điều trị các tế bào ung thư bằng hóa trị cũng sẽ gây rụng tóc toàn bộ. Tuy nhiên, điều đáng mừng là tóc bạn sẽ mọc lại bình thường sau khi dừng sử dụng các loại thuốc này. Có điều, bạn không nên tự ý ngưng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
Các loại bệnh rụng tóc từng mảng (Alopecia Areata )
Rụng tóc từng mảng là một bệnh tự miễn khi hệ thống miễn dịch của bạn tấn công và phá hủy nang tóc của bạn, đồng thời kìm hãm sự phát triển của tóc mới.
Tùy thuộc vào loại bệnh rụng tóc từng mảng mà mức độ rụng tóc là khác nhau. Có những người bị rụng một mảng nhỏ, có người hói đầu mảng to hoặc hói toàn bộ. Tình trạng này có thể xảy ra vĩnh viễn hoặc tạm thời. Nguyên nhân của bệnh rụng tóc từng mảng có rất nhiều và bạn cần tới gặp bác sĩ để được điều trị đúng cách.
Các bệnh tự miễn dịch khác
Không chỉ có bệnh rụng tóc từng mảng mà còn một số bệnh tự miễn khác có thể làm tóc bạn rụng dẫn đến hói đầu như: viêm tuyến giáp Hashimoto, bệnh Lupus. Rụng tóc do bệnh tự miễn không phải lúc nào cũng có thể chữa được, đôi khi tóc bạn có thể không mọc lên vĩnh viễn. Tuy nhiên, vẫn có một số loại thuốc hoặc biện pháp can thiệp như phẫu thuật để giúp bạn có được mái tóc đẹp.
Bệnh tự miễn thường kéo theo việc phát triển các bệnh khác. Chính vì thế nếu bạn mắc bệnh tự miễn, bạn cần theo dõi sức khỏe và sự thay đổi của cơ thể để nhận biết kịp thời những triệu chứng mới để thông báo với bác sĩ điều trị.
Chấn thương thể chất
Khi thể chất bạn bị suy giảm nghiêm trọng, chu kỳ phát triển tự nhiên của tóc cũng sẽ bị ảnh hưởng và gián đoạn khiến tóc rụng nhiều hơn, thậm chí rụng thành từng chùm. Ví dụ: gặp tai nạn nghiêm trọng, phẫu thuật, bị bỏng nặng…cũng có thể làm rụng tóc. Tóc rụng do thể chất yếu có thể kéo dài đến vài tháng và khi bạn khỏe hơn, tóc cũng mọc trở lại.
Một số bệnh nhiễm trùng như: sốt cao, nhiễm trùng da do nấm da đầu, nhiễm trùng do vi khuẩn đều có thể là nguyên nhân gây rụng tóc dẫn đến tóc mỏng đi hoặc hói. Chính vì thế, điều đầu tiên khi điều trị rụng tóc do thể chất yếu là bạn cần giải quyết các vấn đề sức khỏe hiện tại để có thể chất khỏe mạnh. Điều này cũng giúp ngăn ngừa rụng tóc trong tương lai.
Nguyên nhân rụng tóc do căng thẳng
Căng thẳng quá mức là nguyên nhân phổ biến gây ra rụng tóc. Chúng ta thường lo lắng và căng thẳng khi gặp phải bất kể vấn đề gì về sức khỏe, công việc hoặc các mối quan hệ gia đình, xã hội. Nếu bạn không kiểm soát tốt căng thẳng của mình, nó sẽ khiến bạn bị rụng tóc hoặc gặp nhiều vấn đề khác về sức khỏe.
Ví dụ trong đại dịch Covid-19, nhiều người bị rụng tóc bởi họ quá căng thẳng và lo sợ chứ không phải virus Corona gây ra rụng tóc.
Theo nhiều nghiên cứu, những sang chấn về mặt tình cảm có thể gây ra rụng tóc cấp tính. Những người phải đối mặt với những sự kiện đau buồn như ly hôn, chia tay người yêu, phá sản, người thân qua đời…thường sẽ căng thẳng quá mức dẫn đến phá vỡ sự phát triển bình thường của tóc. Rụng tóc do căng thẳng mang tính chất tạm thời và tóc sẽ phục hồi khi bạn kiểm soát được căng thẳng.
Hội chứng nghiện giật tóc
Hội chứng nghiện giật tóc là một bệnh xuất hiện khi bạn căng thẳng quá mức. Đây là một dạng rối loạn tâm thần, người bệnh cảm thấy thích thú hoặc có cảm giác nhẹ nhõm sau khi giật tóc mình.
Nếu bạn thấy mình có những biểu hiện rối loạn tâm thần này, bạn cần tới gặp bác sĩ tâm lý để được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân rụng tóc do thiếu hụt chất dinh dưỡng
Tóc cũng như các bộ phận khác trong cơ thể của bạn, rất cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất như vitamin và chất khoáng (kẽm và sắt), biotin… để phát triển khỏe mạnh. Việc thiếu hụt các chất này sẽ làm cho tóc yếu đi và rụng dần.
Bạn có thể bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cho tóc từ chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng để cơ thể bạn khỏe mạnh. Bạn nên tiêu thụ những loại cá béo, quả mọng, rau xanh…để giúp thúc đẩy sự phát triển của tóc. Chế độ ăn uống kiêng khem quá mức có thể gây ra sự thiếu hụt chất cần thiết dẫn đến rụng tóc và hói đầu.
Không chăm sóc tóc cẩn thận
Để có mái tóc bóng mượt và chắc khỏe, điều quan trọng nhất là bạn cần chăm sóc tóc cẩn thận. Việc thay đổi các kiểu tóc bằng sự có mặt của hóa chất như thuốc uốn, thuốc nhuộm, thuốc tẩy tóc hay sử dụng dầu gội đầu chứa nhiều chất hóa học tổng hợp có thể gây tổn thương cho tóc, nang tóc và da đầu làm tóc rụng đáng kể.
Bạn không nên gội đầu và sấy tóc quá thường xuyên cũng như tránh sử dụng máy tạo kiểu bằng nhiệt, chúng sẽ khiến tóc bạn xơ và gãy rụng. Hãy sử dụng dầu gội đầu dịu nhẹ với nguyên liệu từ các loại thảo mộc tự nhiên để làm sạch tóc và da đầu. Dầu gội đầu thảo dược tuy không chứa chất tẩy mạnh như dầu gội từ chất hóa học nhưng vẫn làm sạch tóc, vẫn có khả năng kháng nấm, kháng khuẩn cho da đầu. Điểm cộng của dầu gội đầu thảo dược chính là khả năng nuôi dưỡng và chăm sóc tóc bạn chắc khỏe mà không gây tổn thương. Đó cũng là lý do người xưa vẫn dùng bồ kết với chanh gội đầu để giúp tóc đen, khỏe, và bóng mượt.