Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể, được tạo thành từ nước, protein, chất béo và khoáng chất. Da giúp điều chỉnh nhiệt độ và bảo vệ cơ thể khỏi vi trùng. Các dây thần kinh trên da giúp bạn cảm nhận được cảm giác nóng, lạnh. Vậy cấu trúc và chức năng của da cụ thể như thế nào?
Cấu trúc và vai trò của da theo từng lớp
Trước khi tìm hiểu về chức năng của da, bạn cần biết cấu trúc, thành phần và các lớp của da.
Da được cấu tạo bởi 3 lớp mô chính:
- Biểu bì: Lớp trên cùng
- Trung bì: Lớp giữa
- Lớp dưới da: Lớp dưới cùng hoặc lớp mỡ
Lớp biểu bì
Là lớp đàn hồi ở bên ngoài liên tục được tái tạo, bao gồm:
- Keratinocytes: Các tế bào sừng sản xuất keratin(protein dạng sợi dai). Tế bào này được hình thành do sự phân chia tế bào ở lớp đáy. Các tế bào mới liên tục di chuyển từ lớp thấp nhất của biểu bì lên các lớp trên cùng, chúng dần dần thành tế bào chết dẹt.
- Corneocytes: Các tế bào sừng chết kết hợp với nhau tạo nên lớp ngoài cùng của lớp biểu bì được gọi là lớp sừng. Lớp bảo vệ này liên tục bị bào mòn hoặc bong ra.
- Melanocytes: (Tế bào biểu bì tạo hắc tố) sản xuất sắc tố melanin bảo vệ da. Nhờ melanin mà chức năng của da chính là chống lại bức xạ cực tím, cũng như mang lại màu sắc cho da.
Lớp trung bì
Là lớp bên trong bao gồm:
- Các tuyến mồ hôi: Sản xuất ra mồ hôi thông qua các ống dẫn mồ hôi đến lỗ trên lớp biểu bì được gọi là lỗ chân lông. Chúng đóng vai trò điều hòa nhiệt độ.
- Nang lông:Đóng vai trò trong việc điều chỉnh nhiệt độ.
- Các tuyến bã nhờn: Việc sản xuất bã nhờn giúp giữ cho lông không bị bám bụi bẩn và vi khuẩn. Bã nhờn và mồ hôi tạo nên lớp màng bề mặt.
Lớp hạ bì
- Lớp hạ bì được tạo thành từ mô liên kết và chất béo (chất cách nhiệt tốt).
Chức năng của da
Da có những chức năng gì? Da có bốn chức năng chính:
Chức năng của da: Bảo vệ
Da người có những chức năng gì? Da là tuyến phòng thủ đầu tiên, giúp chống lại môi trường bên ngoài. Lớp biểu bì liên tục bổ sung và loại bỏ hàng chục nghìn tế bào chết để bảo vệ cơ thể khỏi:
- Tác động cơ học: Da đóng vai trò là hàng rào vật lý đầu tiên giúp chống lại mọi áp lực, tác động hoặc chấn thương. Khi tác động cơ học mạnh lên da, vết thương sẽ xuất hiện.
- Chất lỏng: Do sự liên kết chặt chẽ của các tế bào ở lớp ngoài cùng biểu bì (lớp sừng), da có khả năng giữ chất lỏng và độ ẩm cần thiết, đồng thời bảo vệ cơ thể khỏi sự hấp thụ chất lỏng bên ngoài. Từ đó, chúng ta có thể tắm, bơi và đi bộ dưới mưa mà không cần lo lắng sự hấp thụ của bất kỳ chất có hại nào hay vấn đề mất nước quá mức qua da.
- Bức xạ: Hắc sắc tố melanin trong lớp biểu bì giúp chống lại bệnh da liễu như ung thư da. Tuy vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ da, chúng ta nên tránh tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời bằng cách sử dụng kem chống nắng và mặc quần áo phù hợp.
- Nhiễm trùng: Lớp màng ẩm mỏng trên cùng da giúp ngăn chặn hầu hết các chất hoặc sinh vật lạ (như vi khuẩn, vi rút và nấm) xâm nhập vào da. Lớp biểu bì cũng có các tế bào Langerhans, giúp điều chỉnh các phản ứng miễn dịch đối với mầm bệnh tiếp xúc với da.
Chức năng của da: Điều chỉnh nhiệt
Chức năng của da là giúp điều chỉnh nhiệt cho cơ thể, tuỳ vào điều kiện thời tiết và nhiệt độ bên ngoài:
- Da điều chỉnh nhiệt độ thông qua các tuyến mồ hôi và mạch máu ở lớp hạ bì.
- Việc tiết mồ hôi có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể.
- Giãn mạch (giãn các mạch máu nhỏ) ở lớp hạ bì cũng giúp cơ thể hạ nhiệt độ qua da.
- Trong quá trình co mạch (co các mạch máu nhỏ), lớp hạ bì giữ lại mức nhiệt độ nhất định bên trong cơ thể.
- Lớp mỡ dưới da còn đóng vai trò như một hàng rào cách nhiệt, giúp cơ thể không bị mất nhiệt và giảm tác động của nhiệt độ lạnh bên ngoài.
Cảm giác
Đây là chức năng của da trên lớp hạ bì. Thông qua các đầu dây thần kinh ở lớp hạ bì, chúng ta cảm nhận được cảm giác nóng, lạnh, áp lực, tiếp xúc và đau khác nhau.
Những cảm giác này trên da đóng vai trò bảo vệ chúng ta khỏi vết thương do bỏng (bỏng độ một và độ hai). Tuy nhiên, trong trường hợp bỏng độ ba, bạn sẽ không cảm thấy đau nữa vì các đầu dây thần kinh trên da đã bị phá hủy.
Chức năng nội tiết
Da là một trong những nguồn cung cấp Vitamin D chính của cơ thể thông qua việc sản xuất Cholecalciferol (D3) ở hai lớp dưới cùng của biểu bì (lớp đáy và lớp gai).
Hy vọng với những thông tin về cấu trúc và chức năng của da, bạn đọc đã hiểu hơn vai trò của cơ quan này đối với sức khỏe của chính mình!