Lượng đường trong máu tăng cao kéo dài ở người bệnh đái tháo đường có thể làm tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận, gây xơ hóa, xơ cứng cầu thận, giảm chức năng thận.
BS.CKI Phan Thị Thùy Dung, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết thông tin trên, thêm rằng tác động của tăng đường huyết còn giải phóng các chất tiền viêm, ảnh hưởng đến chức năng thận.
Lượng đường trong máu tăng cao kéo dài ở người bệnh đái tháo đường có thể làm tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận, gây xơ hóa, xơ cứng cầu thận, giảm chức năng thận.
BS.CKI Phan Thị Thùy Dung, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết thông tin trên, thêm rằng tác động của tăng đường huyết còn giải phóng các chất tiền viêm, ảnh hưởng đến chức năng thận.
Bệnh thận mạn giai đoạn sớm thường không có triệu chứng lâm sàng. Dấu hiệu cảnh báo sớm nhất là nước tiểu chứa albumin vi lượng kéo dài. Nhưng dấu hiệu này thường chỉ được phát hiện qua xét nghiệm chuyên biệt do không có triệu chứng rõ.
Ở các giai đoạn sau, bệnh thận mạn có các biểu hiệu, gồm huyết áp cao khó kiểm soát, phù chân hoặc phù toàn thân, nước tiểu có bọt nhiều. Dấu hiệu tăng ure máu như khó tập trung, ăn không ngon, buồn nôn, ói mửa, mệt mỏi, thiếu máu…
Khi chức năng thận suy giảm nhiều, người bệnh dễ gặp các biến chứng nguy hiểm như tăng kali trong máu, phù phổi, tăng nguy cơ mắc bệnh tim – mạch máu, đột quỵ…
Bệnh thận đái tháo đường có thể diễn tiến nặng theo thời gian và thường đi kèm các biến chứng khác như bệnh võng mạc, bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường. Người bệnh đái tháo đường cần tầm soát biến chứng thận thông qua các xét nghiệm chuyên biệt, định kỳ ít nhất mỗi năm một lần giúp phòng biến chứng thận.
Bác sĩ Dung khuyến cáo người bệnh đái tháo đường nên kiểm soát đường huyết bằng cách uống thuốc, tiêm thuốc đúng giờ, đúng liều, tái khám đúng hẹn, có chế độ ăn phù hợp, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày… Kiểm tra chỉ số HbA1c (đánh giá đường huyết trung bình ba tháng) mỗi 3-6 tháng một lần.
Kiểm soát huyết áp giúp giảm khả năng mắc bệnh thận mạn cũng như nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân đái tháo đường. Mục tiêu chỉ số huyết áp là dưới 130/80-140/90 mmHg tùy theo từng bệnh nhân cụ thể.
Duy trì mỡ máu trong mục tiêu bằng cách sử dụng các thuốc giảm mỡ máu theo toa, góp phần giảm nguy cơ tử vong do biến chứng tim mạch ở bệnh nhân suy thận mạn. Người bệnh nên ăn uống lành mạnh như không hút thuốc, hạn chế ăn nhiều muối; duy trì cân nặng khỏe mạnh, ngủ đủ giấc, tránh sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến thận không theo chỉ định của bác sĩ, thuốc gia truyền không rõ nguồn gốc và thành phần.