NÁM DA CÓ DI TRUYỀN KHÔNG?

NÁM DA CÓ DI TRUYỀN KHÔNG?

Nám da mặc dù không phải căn bệnh nguy hiểm, nhưng những ảnh hưởng đến thẩm mỹ là vô cùng lớn, gây mất tự tin đặc biệt là phái nữ. Thực chất tình trạng này cũng thường xuất hiện ở những người trong cùng gia đình. Vậy liệu nám da có di truyền hay không? Và phải làm như nào để xử lý các đốm nám đó? Cùng theo dõi bài viết sau để nhận câu trả lời nhanh chóng bạn nhé!

Nám da có di truyền không?

Nhiều nghiên cứu đã nhận định rằng nám da có thể bị ảnh hưởng và mang tính di truyền theo gen. Có đến khoảng 33% đến 50% tỷ lệ bị nám có cho kết quả di truyền với người khác trong gia đình. Đặc biệt, hiện tượng này dễ nhận thấy hơn ở các cặp song sinh. Vậy nên có thể kết luận rằng di truyền cũng là tác nhân gây ra nám, tàn nhang trên da.

Tuy nhiên không chỉ di truyền, nám da còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khác:

  • Rối loạn nội tiết tố: Trong hệ thống nội tiết tố cơ thể, hormone estrogen đóng 1 phần vai trò kiểm soát sắc tố melanin tăng sinh. Khi có sự rối loạn hoặc thiếu hụt estrogen, các sắc tố bắt đầu tăng sinh mất kiểm soát và hình thành các đốm nâu trên da (hay còn gọi là nám, tàn nhang).
  • Ánh nắng mặt trời: Khi tia UV từ ánh nắng mặt trời tiếp xúc đến cơ thể, làn da tự có cơ chế bảo vệ bằng cách thúc đẩy sắc tố melanin tăng sinh nhiều hơn. Đó là lý do các đốm nám thường xuất hiện nhiều ở các vùng hay tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Lão hóa da: Ở độ tuổi nhất định, làn da bắt đầu có sự thay đổi, mật độ collagen ít đi khiến da trở nên kém sắc chắc và mịn màng, đó được gọi là tình trạng lão hoá. Khi da bước vào lão hoá, đồng nghĩa với việc hàng rào đề kháng trên da trở nên yếu kém, dễ bị tấn công khi có sự tác động và khó phục hồi trở lại.
  • Căng thẳng hay lo âu kéo dài: Cũng là một trong những nguyên nhân gây nám da. Tình trạng này gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống hormone cơ thể, estrogen rối loạn dẫn đến sự mất đồng đều sắc tố, da trở nên kém đàn hồi hơn, dễ bị tác động hình thành nám.
  • Lạm dụng mỹ phẩm: Các loại mỹ phẩm hoá học, được giới thiệu với công dụng thần kỳ: Có thể làm trắng nhanh, bật tone da sau thời gian ngắn… Đều là các loại mỹ phẩm có tính bào mòn cao, khiến da mất đi lớp màng ngoài bảo vệ, dễ bị tổn thương và hình thành nám sạm, thâm xỉn.
  • Dùng thuốc: Các nhóm thuốc kháng sinh, lợi tiểu, chống loạn thần, retinoids… đều khiến làn da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, Vì vậy nếu sử dụng trong thời gian dài mà không được chống nắng đầy đủ, rất có thể hình thành các mảng nám.
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Sử dụng quá nhiều đồ ăn nhanh, cay nóng nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như rượu bia thuốc lá… đều khiến da nhanh lão hoá và tăng nguy cơ nám.

Nám da di truyền là như thế nào?

Nám da di truyền là trường hợp nguyên phát, hình thành từ cơ chế tự động sao chép gen. Vì vậy mà một đứa trẻ có khả năng bị nám da do di truyền từ bố mẹ chiếm tỷ lệ lên đến 50%.

Nám da di truyền sẽ đi theo người đó suốt đời, từ lúc sinh ra cho đến khi mất. Đặc biệt các vết nám còn có xu hướng tăng sinh theo thời gian, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chứ không hề giảm đi. Điều này được giải thích là do yếu tố gen nằm sâu bên trong vùng biểu bì, vì vậy rất khó điều trị và dễ tái phát lại.

Cũng vì yếu tố đến từ gen, nên để điều trị cần phải can thiệp sâu và có phác đồ ngay từ lúc bắt đầu. Liệu trình và thời gian điều trị loại nám này cũng phức tạp hơn rất nhiều so với các loại nám khác.

Nám di truyền có chữa được không?

Điều trị nám để đạt kết quả tốt còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt với các trường hợp nguyên nhân xuất phát từ bên trong thì kết quả thu được tương đối khó khăn.

Với trường hợp đốm nám xuất hiện do di truyền, để điều trị dứt điểm dường như là điều không thể bởi nguyên nhân xuất phát từ gen và cấu trúc hệ sắc tố. Lúc này chị em nên áp dụng một số cách làm mờ đi đốm nám, bên cạnh đó ngăn chặn các đốm mới xuất hiện hơn là việc hy vọng các đốm nám đó hết hẳn.

Chống nắng, bảo vệ da

  • Trước ánh nắng mặt trời: Thoa kem chống nắng là điều cực kỳ cần thiết để bảo vệ làn da nói chung và ngăn chặn các đốm nám nói riêng. Kem chống nắng giúp giảm đi quá trình tiếp xúc tia UV đến da, hạn chế sự tổn thương, từ đó melanin không chịu sự kích thích từ cơ chế tự nhiên mà tăng sinh mất kiểm soát.
  • Trước các tác nhân gây lão hóa da: Hạn chế thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích là cách tăng cường đề kháng cho làn da, làm chậm quá trình lão hoá, từ đó hạn chế các đốm nám phát triển.

Ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng

Thiếu ngủ, stress là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm và yếu hơn. Bên cạnh đó còn tác động gây rối loạn estrogen, khiến hormone này mất kiểm soát sắc tố melanin, tăng số lượng các đốm nám.

Ăn uống đủ chất

Tăng cường bổ sung Vitamin A, C, E, B12… là các chất có lợi cho đề kháng của da. Song song với đó uống thật nhiều nước giúp tăng cường quá trình trao đổi chất cơ thể, đây cũng là cách kìm hãm hắc sắc tố lan rộng và chống lão hoá cho làn da.

Không lạm dụng mỹ phẩm

Tránh làm dụng các loại mỹ phẩm có tác dụng trắng nhanh, lột da, peel da, mờ mụn nhanh… Bởi trong các loại mỹ phẩm này đều chứa ít nhất 1 hợp chất có hại. Chính điều này đã vô tình làm hỏng đi tế bào da, khiến da bị tổn thương và tạo cơ hội cho các đốm nám xuất hiện nhiều hơn.

Chăm sóc Daカテゴリの最新記事