Testosterone đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và củng cố sức khỏe của xương. Vì vậy, hormone này suy giảm sẽ ảnh hưởng đến mật độ xương, gây loãng xương. Hiện tượng này thường thấy ở người lớn tuổi, mật độ xương suy giảm nên khi té ngã rất dễ bị gãy xương.
Testosterone là gì?
Testosterone là một loại hormone được sản xuất bởi tinh hoàn giúp kích thích sản xuất tinh trùng và ham muốn tình dục, đồng thời giúp xây dựng khối lượng cơ và xương.
Vai trò của testosterone đối với sức khỏe của xương
Theo tiến sĩ Kunal Kanti Pal, Chuyên gia tư vấn, Khoa Chỉnh hình & Thay khớp, CMRI Kolkata, Ấn Độ cho biết: “Nguyên nhân chính gây ra bệnh loãng xương ở nam giới là do thiếu testosterone. Loãng xương xảy ra khi cơ thể bạn phá vỡ mô xương nhanh hơn là xây dựng nó. Ở nam giới, mật độ khoáng xương có liên quan chặt chẽ đến nồng độ testosterone”.
Testosterone còn làm tăng dẫn truyền thần kinh, kích thích sự tăng trưởng mô. Ngoài ra, nó cũng tương tác với các thụ thể trong gen, dẫn đến sự tổng hợp protein. Testosterone giúp tăng nồng độ của hormone tăng trưởng rất tốt cho việc luyện tập ở nam giới cải thiện cơ bắp.
Cách duy trì mức testosterone khỏe mạnh
Nếu bạn muốn xương chắc khỏe hơn thì bạn cũng phải áp dụng các phương pháp luyện tập giúp tăng mức testosterone của mình. Tiến sĩ Pal đã liệt kê các lựa chọn lối sống để hoạt động nội tiết tố tốt hơn:
– Tránh lạm dụng các chất gây nghiện, hút thuốc và rượu. Không uống quá hai ly đồ uống có cồn mỗi ngày nếu bạn là đàn ông.
– Đi bộ, chạy bộ và leo cầu thang đều là những bài tập thể dục được khuyến khích có thể giúp xương phát triển chắc khỏe và giảm dần tình trạng mất xương.
– Áp dụng chế độ ăn giàu vitamin D và canxi hàng ngày.
– Các bài tập giảm cân và rèn luyện sức đề kháng có thể giúp kích thích sản xuất testosterone.
– Giấc ngủ chất lượng là điều cần thiết để điều chỉnh hormone, bao gồm cả testosterone.
– Căng thẳng mạn tính có thể tác động tiêu cực đến mức độ hormone, vì vậy các kỹ thuật quản lý căng thẳng hiệu quả là rất cần thiết.