Ung thư vú, buồng trứng, dạ dày và đại trực tràng là những căn bệnh ung thư có tính di truyền cao giữa những người cùng gia đình.
1. Ung thư vú
Năm 2013, nữ diễn viên Hollywood người Mỹ Angelina Jolie từng gây chú ý khi cắt bỏ ngực để ngừa bệnh ung thư vú. Mẹ Jolie từng mắc bệnh ung thư vú và qua đời vì ung thư buồng trứng ở tuổi 56. Do phát hiện mang bản sao lỗi của gene BRCA1 gây nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng, cô đã quyết tâm cắt bỏ ngực để “chặn đứng” nguy cơ bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
Ung thư vú có xu hướng di truyền rõ ràng trong gia đình. Các khảo sát dịch tễ học đã phát hiện ra 5-10% bệnh ung thư vú có tính chất gia đình. Nếu một người thân trong gia đình bạn bị ung thư vú, nguy cơ mắc bệnh của bạn tăng gấp 1,5-3 lần; trong khi nếu hai người thân trong nhà bị ung thư vú, nguy cơ mắc bệnh của bạn tăng 7 lần.
Gen di truyền hiện nay liên quan đến ung thư vú là gen BRCA1. Loại gen này dễ gây ra các bất thường về cấu trúc và chức năng, do vậy phụ nữ mang gen BRCA1 có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những người khác.
2. Ung thư buồng trứng
Ngoài cắt bỏ ngực, Angelina Jolie cũng chọn cắt cả buồng trứng và ống dẫn trứng sau khi phát hiện mang gen BRCA1. Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy những người mang gen đột biến BRCA1 có nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng cao tới 54%.
Mẹ của Jolie mang gen BRCA1, gây ra ung thư vú và ung thư buồng trứng. Jolie bị di truyền gen đột biến của BRCA1 từ mẹ nên có nguy cơ cao mắc hai bệnh ung thư này.
Do xu hướng di truyền mạnh mẽ, con của người mắc ung thư buồng trứng phải đặc biệt chú ý đến căn bệnh này. Họ được khuyến nghị nên làm xét nghiệm di truyền để xác định xem có mang gen đột biến nguy cơ cao hay không.
3. Ung thư dạ dày
Nói đến ung thư dạ dày, không thể không nhắc tới Napoleon Bonaparte, vị hoàng đế và thiên tài quân sự Pháp thế kỷ 19. Câu nói kinh điển của Napoléon là: “Một người lính không muốn làm tướng thì không phải là một người lính giỏi”.
Ông nội, cha, ba chị gái và bản thân Napoléon đều chết vì căn bệnh này. Điều này cho thấy yếu tố di truyền là nguyên nhân quan trọng gây nên ung thư dạ dày.
Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 2-3 lần so với người bình thường. Do đó, họ phải tầm soát ung thư dạ dày định kỳ.
4. Ung thư đại trực tràng
Nhắc đến ung thư đại trực tràng, phải nói đến polyp tuyến, nguyên nhân là do hơn 95% ca ung thư đại trực tràng đều phát triển từ polyp tuyến.
Polyp tuyến là bệnh di truyền gen trội. Bệnh nhân thường phát triển các polyp tuyến dày đặc trong ruột khi còn ở tuổi thiếu niên, nếu không được can thiệp đặc biệt sẽ phát triển thành ung thư đại trực tràng trước 40 tuổi.
Nếu trong gia đình có người mắc bệnh ung thư đại trực tràng thì nguy cơ người thân trực hệ mắc bệnh này cao gấp 4 lần so với dân số nói chung.