Sau tuổi 25, làn da bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu tuổi tác như nếp nhăn, vết chân chim hay đốm nâu. Nếu biết cách chăm sóc da khoa học ngay từ bây giờ, bạn hoàn toàn có thể cải thiện và duy trì làn da trẻ trung, tràn đầy sức sống. Một trong những thành phần chống lão hoá không thể bỏ lỡ trong sản phẩm chăm sóc da là vitamin. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các loại vitamin chống lão hoá da trong bài viết sau đây:
Vitamin có tác dụng gì đối với cơ thể?
Trước khi chỉ ra các loại vitamin chống lão hoá da dành cho bạn, chúng tôi muốn nhắc lại một số thông tin về thành phần chăm sóc da tuyệt vời này.
Vitamin là hợp chất hữu cơ mà cơ thể không thể tự tổng hợp, phần lớn được dung nạp từ bên ngoài qua các thực phẩm sử dụng hằng ngày. Mặc dù chỉ tồn tại trong cơ thể với một lượng nhỏ nhưng đóng góp của vitamin với sức khỏe là không thể xem nhẹ.
Cụ thể, vitamin trong cơ thể có những chức năng sau:
- Là một trong những thành phần thiết yếu cấu tạo nên các tế bào, giúp củng cố sự phát triển và duy trì sự sống của tế bào.
- Tham gia và củng cố quá trình chuyển hoá chất.
- Tham gia hoạt động điều hoà của hệ thần kinh và tim mạch.
- Tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể.
- Hoạt động như một chất xúc tác giúp biến đổi thức ăn, tạo ra năng lượng cho cơ thể.
- Bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do nhờ đặc tính chống oxy hoá, khử độc và sửa chữa các cấu trúc tế bào bị tổn thương.
- Tham gia hỗ trợ cải thiện các bệnh lý cơ thể, tăng cường sức khỏe cho cơ thể.
Mối liên hệ giữa vitamin giúp chống lão hoá da và tốc độ lão hoá
Các loại vitamin chống lão hoá da đóng vai trò không hề nhỏ trong việc đẩy lùi và cải thiện các dấu hiệu lão hoá.
Cụ thể, một số vitamin có khả năng chống oxy hoá hiệu quả nhờ công dụng chống lại sự biến đổi của các gốc tự do, bảo vệ da khỏi ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như ánh nắng, khói bụi và ô nhiễm.
Những thành phần này sẽ tạo ra một hàng rào chắn kiên cố và vững chắc để bảo vệ da, đảm bảo các tế bào trên da hoạt động hiệu quả từ đó tăng cường tái tạo, phục hồi da, giúp da lấy lại vẻ tươi trẻ, tràn đầy sức sống vốn có.
Bên cạnh đó, một số loại vitamin lại có khả năng tham gia trực tiếp vào các hoạt động tế bào, tăng cường sản sinh collagen từ đó góp phần cải thiện các dấu hiệu lão hoá như nếp nhăn, nám, tàn nhang.
Việc bổ sung thành phần vitamin trong các sản phẩm chăm sóc da hằng ngày sẽ là bước làm quan trọng giúp bạn lưu giữ làn da tươi trẻ, rạng rỡ.
Các loại vitamin chống lão hoá da an toàn, hiệu quả
Vitamin nào chống lão hoá da là thắc mắc của không ít các tín đồ làm đẹp.
Vitamin E
Thành phần Vitamin E thường được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm dưới dạng Tocopherol hay Tocotrienols và thường có trong các loại kem dưỡng, tinh chất. Vitamin E tan trong chất béo, được điều chế từ các chiết xuất thiên nhiên hoặc được tổng hợp trong phòng thí nghiệm. Đây là thành phần chống oxy hóa tuyệt vời, đặc biệt an toàn, lành tính với mọi loại da, kể cả da nhạy cảm.
Vitamin C
Được xem là thành phần chống oxy hoá có khả năng làm mờ nám, tàn nhang, làm đều màu da và cải thiện nếp nhăn hiệu quả, Vitamin C từ lâu đã trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của không ít các tín đồ làm đẹp.
Vitamin C thường được sử dụng trong công thức chăm da dưới dạng Ascorbic Acid, Tetrahexyldecyl Ascorbate.
Cơ chế hoạt động của Vitamin C là ức chế tế bào sắc tố, thúc đẩy sản sinh collagen từ đó cải thiện các dấu hiệu của tuổi tác trên da. Hiệu quả chống lão hoá của thành phần này đã được nghiên cứu khoa học chứng minh và ghi nhận.
Nồng độ Vitamin C được sử dụng thường từ 0.5% đến 25%, trong các sản phẩm tinh chất chăm sóc đặc trị.
Đặc biệt, khi kết hợp cùng thành phần Vitamin E, hiệu quả chống oxy hóa của bộ đôi này là vượt trội hơn cả.
Vitamin D
Khi da tiếp xúc và hấp thụ ánh nắng mặt trời, lượng cholesterol trong cơ thể được chuyển hóa thành vitamin D. Sau đó, gan và thận sẽ hấp thụ loại vitamin này và vận chuyển chúng khắp cơ thể để tạo ra những tế bào khỏe mạnh, đồng thời cải thiện sức khỏe làn da.
Ngoài ra, vitamin D cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tông màu da.
Theo Healthline, lượng vitamin D được khuyến nghị là 600 IU/ngày. Hàm lượng này có thể tăng lên đối với người cao tuổi hoặc phụ nữ mang thai.
Bạn có thể bổ sung vitamin D bằng những cách sau:
- Phơi nắng 10 phút mỗi ngày (cần trao đổi với bác sĩ nếu có tiền sử mắc các bệnh về da).
- Ăn những loại thực phẩm tăng cường như ngũ cốc, nước cam, sữa chua hoặc thực phẩm chứa vitamin D tự nhiên: Cá hồi, cá ngừ.
Vitamin A (Retinol)
Dạng Vitamin A chúng tôi muốn đề cập tới ở đây chính là Retinol – thành phần “vàng” cho mọi làn da, đặc biệt là da có các dấu hiệu của tuổi tác. Retinol không tham gia trực tiếp vào quá trình sản sinh tế bào mà đóng vai trò như một chất truyền tin giúp các tế bào hoạt động mạnh mẽ.
Retinol mang đến cho làn da nhiều lợi ích như cải thiện sắc tố da, làm đều màu da, hỗ trợ điều trị mụn, giảm nếp nhăn và cải thiện bề mặt da kém mịn màng.
Về công dụng chống oxy hoá, đây cũng là một thành phần ưu việt có khả năng củng cố hàng rào bảo vệ da tự nhiên, duy trì vẻ ngoài rạng rỡ, tràn đầy sức sống.
Vitamin nhóm B
+ Vitamin B1 giúp quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng trong cơ thể nhanh hơn, làm cân bằng hệ thống thần kinh, tốt cho hoạt động của não. Vitamin B1 còn có tác dụng làm sáng da, giúp da săn chắc, trẻ lâu. Vitamin B1 có nhiều trong ngũ cốc nguyên cám, thịt, lòng đỏ trứng, măng tây, men bia.
+ Vitamin B2 có tác dụng giúp duy trì độ ẩm cho da, giúp da mềm mại. Nếu thiếu vitamin B2 da dễ bị khô nứt, móng tay móng chân mỏng, dễ gãy. Vitamin B2 có nhiều trong gan, cá, sữa, trứng, quả bơ, chuối…
+ Vitamin B3 đóng vai trò rất quan trọng, giúp tăng cường sự sản xuất ceramide và acid béo – hai chất quan trọng bảo vệ da, đặc biệt là với làn da khô và nhạy cảm vitamin B3 giúp giữ ẩm cho da, chống dị ứng, giảm các vết mẩn đỏ trên da.
Thực phẩm giàu vitamin B3 gồm: Thịt gà, gan, cá, thịt lợn, thịt bò, lạc, quả bơ, ngũ cốc, nấm, khoai tây…
+ Vitamin B5 giúp cân bằng độ pH cho da và giữ ẩm. Từ đó giúp da mềm mại, làm mờ nếp nhăn, chống lão hóa. Vitamin B5 có nhiều trong tôm, các loại hải sản, rau xanh, nấm.
+ Vitamin B12 giúp da ngậm nước, giữ ẩm và tránh khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời… có nhiều trong sữa và các sản phẩm sữa bò, sữa dê, cá biển và đậu nành.