Ung thư dạ dày xảy ra khi xuất hiện sự tăng sinh quá mức của các tế bào dạ dày, xâm lấn đến các mô gần và xa của cơ thể. Đây là căn bệnh ác tính nguy hiểm với số ca mắc ngày càng tăng. Mời bạn đọc đi vào bài viết sau để tìm hiểu những nguyên nhân gây ung thư dạ dày và tham khảo một số biện pháp giúp phòng ngừa căn bệnh này.
Những nguyên nhân gây ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là bệnh do tình trạng tăng sinh một cách bất thường, không kiểm soát của các tế bào ở dạ dày. Theo thời gian chúng sẽ tạo thành khối u ác tính, rồi dần xâm lấn đến các mô ở gần hoặc xa thông qua hệ bạch huyết.
Thường khó phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu khi mà bệnh ít biểu hiện những triệu chứng điển hình. Trường hợp không được chẩn đoán sớm và kịp thời thực hiện điều trị, ung thư dạ dày sẽ khiến người bệnh gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng, khiến người mắc bệnh tử vong.
Vì vậy, không nên chủ quan, lơ là trước các dấu hiệu bất thường của cơ thể. Trong đó, cần chú ý đến một số biểu hiện bệnh như: tình trạng chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn; cảm giác chán ăn, ăn không ngon; ợ nóng, ợ chua; sụt cân đột ngột không rõ nguyên do; đau bụng theo từng cơn và ngày một dữ dội hơn; xuất huyết đường tiêu hoá;… để đi thăm khám càng sớm càng tốt.
Những ung thư dạ dày chính xác là gì hiện nay vẫn chưa tìm ra. Mặc dù vậy, dưới đây là một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
Chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu khoa học
Đây là một trong các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư dạ dày. Cụ thể, chế độ ăn uống với quá nhiều đồ ăn lên men, các món dưa muối, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, thường xuyên ăn đồ nướng, chiên xào,… khiến cho dạ dày gặp áp lực và phải trải qua quá trình làm việc vất vả hơn, dễ gặp phải tổn thương và dẫn tới tạo thành khối u ung thư.
Cùng với đó, dạ dày cũng chịu tổn thương bởi thói quen ăn nhanh, không nhai kỹ thức ăn, có thể dẫn đến sự hình thành, phát triển của bệnh ung thư.
Người mắc bệnh lý về dạ dày hoặc đã từng phẫu thuật dạ dày
Các trường hợp mắc bệnh dạ dày nên điều trị sớm theo đúng chỉ định từ bác sĩ để có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh cũng như giảm thiểu nguy cơ bệnh tiến triển thành ung thư. Đồng thời, người bệnh từng trải qua phẫu thuật dạ dày cũng cần thận trọng trước rủi ro mắc ung thư dạ dày.
Vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP gây viêm dạ dày cấp tính, viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày và cũng là một yếu tố nguy cơ làm tăng rủi ro mắc ung thư dạ dày.
Yếu tố di truyền
Ung thư dạ dày cũng có thể có nguy cơ xảy ra cao hơn ở những đối tượng có người thân mắc bệnh so với các trường hợp không có. Do vậy, những người này càng nên chú ý thực hiện tầm soát ung thư dạ dày.
Các nguyên nhân khác
Bên cạnh đó, còn có các yếu tố nguy cơ khác có thể làm tăng rủi ro bị ung thư dạ dày như: tuổi tác, giới tính, môi trường sống, nhóm máu, thói quen uống bia rượu trong thời gian dài, hút thuốc lá trực tiếp hay thụ động, tình trạng thừa cân, béo phì, thường xuyên bị căng thẳng hay gặp nhiều áp lực,…
Phương pháp phòng ngừa mắc ung thư dạ dày
Như vậy, bạn đọc đã được tìm hiểu về những ung thư dạ dày. Việc biết được các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể giúp bạn chủ động hơn trong phòng ngừa mắc phải căn bệnh nguy hiểm này với một số biện pháp gợi ý tham khảo như sau:
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Một chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp bạn khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh tật tốt hơn, trong đó có bệnh ung thư dạ dày. Cụ thể, trong thực đơn ăn uống hàng ngày, bạn nên:
– Bổ sung nhiều những loại rau xanh, trái cây.
– Không nên ăn quá mặn, hạn chế việc tiêu thụ các loại thịt đỏ, thịt hun khói, đồ ăn lên men, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp,…
– Hạn chế sử dụng bia rượu.
– Ăn đúng bữa, đúng giờ, không nên bỏ bữa, ăn chậm, nhai kỹ.
Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh
Để kiểm soát cân nặng, nâng cao sức khỏe, phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày, bạn nên tập luyện thể dục mỗi ngày, tham gia vận động thể chất thường xuyên.
Bên cạnh đó, cũng đừng quên tránh xa thuốc lá, kiểm soát căng thẳng, duy trì tinh thần lạc quan.
Điều trị dứt điểm bệnh lý dạ dày đang mắc phải
Đối với các trường hợp đang mắc phải một số bệnh lý về dạ dày, không được giữ tâm lý chủ quan mà phải thực hiện điều trị dứt điểm bệnh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro gây tổn thương nghiêm trọng ở dạ dày, ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư.
Thăm khám sức khỏe định kỳ, thực hiện tầm soát ung thư dạ dày
Khi thăm khám sức khỏe định kỳ, các vấn đề bất thường về sức khỏe của bạn sẽ được phát hiện, từ đó kịp thời điều trị bệnh, tăng cơ hội kéo dài tuổi thọ, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm khi không may mắc phải bệnh. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tư vấn, đưa ra lời khuyên về lối sống, sinh hoạt, ăn uống, giúp phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa hiệu quả nhất.
Lưu ý, với các trường hợp có bệnh lý về dạ dày nên được thực hiện nội soi dạ dày 6 tháng 1 lần, còn với trường hợp khỏe mạnh nên được nội soi 1 năm 1 lần để loại trừ các nguy cơ.
Qua bài viết này, bạn đọc đã được tham khảo thông tin về những ung thư dạ dày và các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, cũng như một số biện pháp giúp phòng ngừa rủi ro bị ung thư dạ dày.