7 thói quen ăn uống ưa thích của tế bào ung thư

7 thói quen ăn uống ưa thích của tế bào ung thư

7 thói quen ăn uống ưa thích của tế bào ung thư

Mối liên hệ giữa ung thư và chế độ ăn uống là gì? Loại thực phẩm nào dễ gây ung thư nhất? Để trả lời các câu hỏi này, đầu tiên chúng ta hãy hiểu cách phân loại các chất gây ung thư.

– Chất gây ung thư loại 1: Chất gây ung thư do con người xác định.

– Chất gây ung thư loại 2A: Có thể gây ung thư cho con người. Có rất ít bằng chứng về khả năng gây ung thư cho con người và có đủ bằng chứng về khả năng gây ung thư cho động vật thí nghiệm.

– Chất gây ung thư loại 2B: Có thể gây ung thư cho con người. Loại này có bằng chứng hạn chế về khả năng gây ung thư cho con người và không đủ bằng chứng về khả năng gây ung thư cho động vật thí nghiệm. Hoặc không đủ bằng chứng về khả năng gây ung thư cho con người nhưng có đủ bằng chứng về khả năng gây ung thư cho động vật thí nghiệm.

Dưới đây là các thói quen ăn uống dễ gây ung thư mà bác sĩ Pan Zhanhe đã tổng hợp.

1. Hút thuốc và uống rượu

Thuốc lá và rượu là chất gây ung thư loại 1. Bạn tăng nguy cơ ung thư khi hút thuốc chủ động, hút thuốc thụ động, dùng thuốc lá không khói và các sản phẩm thuốc lá khác. Thuốc lá chứa hàng ngàn hóa chất độc hại, trong đó có hàng chục chất trực tiếp gây ung thư. Hút thuốc còn làm tăng nguy cơ ung thư miệng và họng, ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư bàng quang, ung thư thận, ung thư vú và các bệnh ung thư khác. Sự nguy hiểm của khói thuốc thụ động cũng không thể bỏ qua.

Uống rượu cũng làm tăng nguy cơ ung thư. Tổ chức Y tế Thế giới đã ban hành báo cáo theo dõi bệnh ung thư, trong đó nêu “chúng ta phải chú ý đến chế độ ăn uống và vai trò của rượu trong việc gây ung thư”. Lạm dụng rượu lâu dài liên quan đến ung thư gan, ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư miệng và ung thư vòm họng.

Uống rượu và hút thuốc có tác dụng gây ung thư hiệp đồng. Khói thuốc và rượu gây tổn thương trực tiếp đến các mô, biểu mô của miệng, họng, thực quản, dạ dày. Đồng thời, rượu, một dung môi hữu cơ, cũng sẽ thúc đẩy một số chất gây ung thư trong khói thuốc xâm nhập vào các mô cơ thể mạnh hơn. Hút thuốc và uống rượu gây ra sai lầm và rủi ro chồng chất lên nhau.

2. Ăn thịt đỏ thường xuyên

Thịt đỏ là chất gây ung thư nhóm 2A, thịt đã qua chế biến là chất gây ung thư nhóm 1. Thịt đỏ là một thuật ngữ trong dinh dưỡng, chỉ màu sắc của thịt trước khi nấu, cụ thể là thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, thịt nai, thịt thỏ…

Hầu hết các động vật cho con bú đều có thịt đỏ và nhiều chất béo bão hòa. Tương ứng, thịt trắng là loại thịt có sợi cơ mịn, hàm lượng chất béo thấp, màu sắc trước khi nấu thường có màu nhạt (trắng), chẳng hạn như thịt gà, vịt, ngỗng, cá, tôm, cua và các loại động vật không có vú.

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư thuộc Tổ chức Y tế Thế giới phân loại thịt đỏ vào danh sách chất gây ung thư loại 2A. Ăn thịt đỏ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn không nên ăn thịt đỏ. Lý do bởi thịt đỏ rất giàu khoáng chất, đặc biệt là sắt, cũng như protein, vitamin B12, thiamine, riboflavin và phốt pho. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thịt đỏ và thịt trắng khác nhau. Vì vậy, thịt trắng không thể thay thế thịt đỏ. Bạn có thể ăn thịt đỏ nhưng phải kiểm soát lượng phù hợp và không ăn quá thường xuyên.

Thịt chế biến là thịt đã được muối, phơi khô, lên men, hun khói hoặc chế biến theo cách khác để cải thiện hương vị, kéo dài thời gian bảo quản, chẳng hạn như xúc xích, giăm bông, thịt xông khói…

Trong danh sách các chất gây ung thư của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư thuộc Tổ chức Y tế Thế giới, thịt chế biến sẵn được xếp vào chất gây ung thư loại 1. Ăn các sản phẩm thịt chế biến sẵn có thể gây ung thư đại trực tràng và làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư. Do đó, bạn nên mua thịt tươi sống về tự nấu càng nhiều càng tốt. Nếu thỉnh thoảng bạn ăn thịt chế biến sẵn để thỏa mãn cơn thèm, vấn đề thường không quá lớn.

3. Cách chế biến: chiên, nướng, muối chua

Các chất hóa học được tạo ra khi nướng và hun khói thực phẩm là chất gây ung thư loại 1; khí thải khi chiên và nướng ở nhiệt độ cao là chất gây ung thư loại 2A; dưa chua là chất gây ung thư loại 2B.

Nhiều loại thực phẩm như thịt xiên nướng, cá nướng, khoai tây chiên, cá chiên được làm ở các quán ven đường có khâu vệ sinh thực phẩm không đạt tiêu chuẩn, chứa nhiều chất gây ung thư như benzopyrene, acrylamide, hợp chất nitroso… Khi ăn những món này thường xuyên, bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là đường tiêu hóa.

Các món muối chua thường chứa nhiều muối, làm tăng nguy cơ cao huyết áp, tổn thương niêm mạc dạ dày và tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Một số người thích ăn rau, dưa muối nhưng chúng không tốt cho sức khỏe, ngoài ra còn chứa hợp chất nitrosamine gây bệnh ung thư.

4. Ăn thực phẩm bị mốc

Aflatoxin là chất gây ung thư loại 1. Do bảo quản sai hoặc đã hết hạn, thực phẩm sẽ có nấm mốc và các chất chuyển hóa như aflatoxin, có thể khử nitrat thành nitrit và thúc đẩy quá trình tổng hợp nitrosamine, làm tăng nguy cơ ung thư, ví dụ ung thư gan.

Một số người quen với chế độ ăn nhiều đường, nhiều calo dẫn đến thừa cân, béo phì cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày.

News- Tin tứcカテゴリの最新記事