HUYẾT ÁP ẢNH HƯỞNG TỚI CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO?

HUYẾT ÁP ẢNH HƯỞNG TỚI CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO?

Các bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thận, não, mắt, thậm chí bao gồm cả đời sống tình dục của người bệnh. Do đó, việc phát hiện và điều trị tăng huyết áp sớm chính là chìa khóa quan trọng giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra trong tương lai.

Ảnh hưởng của tăng huyết áp đối với sức khỏe

Mỗi một nhịp đập, tim sẽ đưa máu đi khắp cơ thể thông qua hệ thống động mạch. Huyết áp là áp lực trong các động mạch và tĩnh mạch. Huyết áp tâm thu được đo khi máu được bơm ra khỏi tim. Huyết áp tâm trương được đo giữa các nhịp tim.

Huyết áp ở mỗi người đều khác nhau và thường dao động trong suốt cả ngày. Nếu kết quả đo huyết áp là 140/90, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên bắt đầu điều trị cao huyết áp. Con số đầu tiên là áp suất tâm thu, con số thứ hai là áp suất tâm trương. Cao huyết áp không phải lúc nào cũng thể hiện ra triệu chứng rõ ràng. Nhưng nó lại có thể dẫn tới tổn thương động mạch và tĩnh mạch, làm giảm lưu lượng máu đi khắp cơ thể, có thể dẫn đến đột quỵ, đau tim, và suy tim. Các bộ phận khác của cơ thể như thận, chân tay và mắt cũng có thể bị tổn thương.

Ảnh hưởng tới hệ tuần hoàn như thế nào?

Hệ tuần hoàn có nhiệm vụ vận chuyển oxy máu đi khắp cơ thể. Động mạch bình thường sẽ căng nhẹ khi máu được bơm qua. Tăng huyết áp làm cho các động mạch căng giãn mạnh và gây ra tổn thương. Qua một thời gian sẽ xuất hiện các mô sẹo hình giọt nước trong thành động mạch.

Động mạch bị hẹp, hay còn gọi là xơ vữa động mạch, là khi động mạch bị các mảng bám và cholesterol tích tụ ở thành làm cho hẹp lại, gây ra bệnh động mạch vành. Nếu tâm thất trái của tim dày lên sẽ làm hạn chế khả năng bơm máu của thất trái. Lượng máu còn lại trong tim sẽ tạo ra các cục máu đông làm thu hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch, rất dễ dẫn đến đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim. Các cục máu đông cũng làm chặn dòng máu đến các cơ quan quan trọng khác. Khi các động mạch và mạch máu yếu đi hoặc phồng lên sẽ rất dễ bị vỡ.

Đau ngực (đau thắt ngực) và nhịp tim không đều (loạn nhịp tim) thường đi kèm với cao huyết áp. Cao huyết áp mãn tính buộc tim phải hoạt động mạnh hơn, khiến tim ngày càng trở nên suy yếu, dẫn tới khả năng suy tim rất cao Bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể không nhận đủ oxy từ máu sẽ rất nguy hiểm. Triệu chứng không đủ lượng máu đến chân tay là cảm giác đau hoặc tê buốt, đây gọi là bệnh động mạch ngoại biên. Bệnh này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và chết mô, hay còn gọi là hoại tử.

Biến chứng não

Để não bộ của bạn hoạt động bình thường và hiệu quả sẽ phụ thuộc phần lớn vào nguồn cung cấp máu nuôi dưỡng. Tuy nhiên, nếu không có phương pháp điều trị tăng huyết áp phù hợp và kịp thời thì người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng não sau đây:

Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA): Tình trạng này đôi khi còn được gọi là một cơn đột quỵ nhỏ (mini-troke). TIA thường là một sự gián đoạn ngắn hoặc tạm thời của quá trình cung cấp máu đến não. Động mạch cứng hoặc các cục máu đông do huyết áp cao có thể dẫn đến cơn thiếu máu não thoáng qua. Đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bị đột quỵ toàn phát.

Đột quỵ: Tình trạng đột quỵ thường xảy ra khi một phần não của bạn bị thiếu oxy và các chất dinh dưỡng, khiến cho các tế bào não bị chết đi. Huyết áp cao có thể gây tổn thương lớn đến các mạch máu, khiến chúng bị thu hẹp, vỡ hoặc rò rỉ. Ngoài ra, tăng huyết áp cũng là nguyên nhân chính làm hình thành các cục máu đông trong các động mạch dẫn đến não bộ, đồng thời làm ngăn chặn lưu lượng máu lên não và tăng nguy cơ đột quỵ.

Bệnh sa sút trí tuệ: Các động mạch bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn có thể làm hạn chế lưu lượng máu vận chuyển lên não, gây ra một loại bệnh mất trí nhớ, được gọi là sa sút trí tuệ não mạch.

Suy giảm nhận thức mức độ nhẹ: Tình trạng này là một giai đoạn chuyển tiếp giữa các thay đổi trong nhận thức và trí nhớ, thường đi kèm với sự lão hoá và các vấn đề nghiêm trọng hơn do bệnh sa sút trí tuệ gây ra. Một số nghiên cứu cho thấy, tăng huyết áp là yếu tố chính dẫn đến suy giảm nhận thức mức độ nhẹ.

Tác động đến thận

Thận có một vai trò quan trọng. Nó loại bỏ chất thải, axit và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, do đó duy trì sự cân bằng hợp lý của nước, muối và khoáng chất như natri, canxi, phốt pho và kali trong máu.

Theo nhiều cách, huyết áp cao có thể làm hỏng các mạch máu lớn hơn dẫn đến thận và các mạch máu nhỏ hơn bên trong thận. Cuối cùng, nếu huyết áp cao không được điều trị và không được kiểm soát, nó có thể ngăn thận thực hiện công việc của chúng một cách hiệu quả, dẫn đến bệnh thận.

Dưới đây là những vấn đề về thận do huyết áp cao gây ra, bao gồm:

Sẹo thận (xơ cứng cầu thận): Loại tổn thương này thường xảy ra khi các mạch máu nhỏ bên trong thận hình thành sẹo và không thể thực hiện được các chức năng như lọc chất lỏng và chất thải từ máu một cách hiệu quả. Bệnh xơ cứng cầu thận theo thời gian có thể dẫn đến tình trạng suy thận.

Suy thận: Huyết áp cao được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng suy thận. Khi các mạch máu bị tổn thương sẽ khiến cho thận không thể lọc hiệu quả các chất thải từ máu, từ đó tạo điều kiện cho lượng chất thải và chất lỏng tích tụ trong thận ở mức nguy hiểm. Trong trường hợp suy thận nặng, bạn có thể phải lọc máu hoặc ghép thận.

Tác động đến mắt

Huyết áp cao cũng có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ cung cấp máu cho mắt. Điều này có thể gây ra bệnh võng mạc, là tổn thương mạch máu ở mô nhạy cảm với ánh sáng ở phía sau mắt (võng mạc). Nó có thể dẫn đến chảy máu trong mắt, mờ mắt và mất thị lực hoàn toàn.

Rối loạn chức năng tình dục

Cao huyết áp có thể gây ra rối loạn chức năng tình dục ở cả nam giới và nữ giới.

Ở nam giới, để đạt và duy trì sự cương cứng, dương vật cần được cung cấp máu đầy đủ. Nếu cao huyết áp cao mạn tính gây tổn thương động mạch và các mạch máu dẫn đến dương vật, khả năng dẫn đến rối loạn chức năng cương dương (ED), xuất tinh đau và bất lực rất cao.

Ở phụ nữ, cao huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến lượng máu đến âm đạo, gây ra khô âm đạo, đau khi giao hợp, giảm ham muốn tình dục, và khó đạt cực khoái. Rối loạn chức năng tình dục gây lo lắng cho cả nam và nữ và ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng.

Ảnh hưởng tới hệ xương

Hệ xương của bạn cần canxi để luôn giúp xương khoẻ mạnh. Một trong những công việc của thận là lọc nước tiểu. Khi thận không hoạt động hiệu quả, bạn có thể bài tiết quá nhiều canxi ra nước tiểu. Nếu cơ thể không có đủ canxi để cung cấp cho xương, mật độ xương sẽ giảm làm tăng nguy cơ loãng xương, xương trở nên yếu, giòn và dễ gãy. Theo nghiên cứu, gãy xương hông, cột sống và cổ tay là thường gặp nhất.

Bệnh huyết áp cao diễn biến thầm lặng, ít có triệu chứng nhưng lại có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, thăm khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh là vô cùng cần thiết.

 

Sức khỏeカテゴリの最新記事