U TRUNG BIỂU MÔ: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG

U TRUNG BIỂU MÔ: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG

U trung biểu mô là một loại ung thư hiếm gặp hình thành trong niêm mạc phổi hoặc bụng, gây ra do tiếp xúc với sợi amiăng. Tỷ lệ sống sót đối với u trung biểu mô ác tính thường thấp, và tuổi thọ trung bình là khoảng 12-21 tháng. Vậy u trung biểu mô nguyên nhân do đâu? Có mấy loại u trung biểu mô? Biểu hiện của u trung biểu mô là gì?

U trung biểu mô (Mesothelioma) là gì?

U trung biểu mô chính là loại ung thư trung xảy ra ở lớp màng bảo vệ xung quanh tất cả các cơ quan nội tạng của cơ thể. Bệnh thường xảy ra nhất ở niêm mạc phổi hoặc bụng. Bất kể có nguồn gốc từ đâu thì các tế bào ác tính từ u trung biểu mô có thể xâm lấn và gây tổn thương các mô lân cận. Tế bào ung thư cũng có thể di căn hoặc lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể. Hầu hết các bệnh nhân có u trung biểu mô tử vong đều do hậu quả của suy hô hấp hoặc viêm phổi.

Một số bệnh nhân bị tắc ruột non là khi khối u phát triển qua cơ hoành. Một số ít tử vong do các biến chứng tim khi khối u xâm nhập vào tim và màng ngoài tim. Các triệu chứng có thể bao gồm đau ngực, khó thở và mệt mỏi nói chung.

U trung biểu mô là một căn bệnh có thể gây chết người vì vậy việc phát hiện và lựa chọn phương pháp điều trị kịp thời sẽ có cơ hội chữa trị khỏi hoặc làm giảm nguy cơ tử vong. Tuy nhiên, u trung biểu mô cũng tương tự như các dạng ung thư khác, hầu hết các triệu chứng ở giai đoạn đầu không xuất hiện rầm rộ hoặc gây nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh khác dẫn tới tình trạng người bệnh phát hiện ung thư khi bệnh đã tiến triển nghiêm trọng.

Nguyên nhân bệnh U trung biểu mô

Bệnh ung thư nói chung đều bắt nguồn từ sự thay đổi xảy ra trong chuỗi tế bào DNA (hay còn được hiểu là hiện tượng đột biến gen). Các tế bào đột biến xuất hiện và liên tục nhân lên số lượng lớn không thể kiểm soát, sau đó sẽ tích tụ lại tạo thành một khối u. Các tế bào ung thư không dừng lại mà tiếp tục lây lan sang các tổ chức và các hệ cơ quan xung quanh nhằm thay thế các tế bào lành lặn thành các tế bào ung thư. Chỉ khi kịp thời xử lý các tế bào ung thư trước khi chúng lan rộng ra toàn bộ cơ thể mới có thể cứu sống được người bệnh.

Hầu hết các trường hợp người bệnh bị ung thư đều không tìm hiểu được nguyên nhân gây bệnh cụ thể nào vì tác động đến sự hình thành khối u ác tính có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố ảnh hưởng kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Các yếu tố ảnh hưởng có thể đến từ yếu tố di truyền, vấn đề bệnh lý mạn tính hoặc các yếu tố ngoại cảnh từ môi trường tác động tới như các chất hóa học hay khí độc hại, ô nhiễm môi trường,…

Trường hợp u trung biểu mô màng phổi (loại phổ biến nhất) được các chuyên gia y tế cho rằng sự hình thành khối u bắt nguồn từ các yếu tố ảnh hưởng như:

Tiếp xúc với bụi amiăng (asbestos): Bụi Asbestos được biết đến là một loại chất khoáng tự nhiên được sử dụng phổ biến như một chất cách ly có thể chịu được lửa và nhiệt. Loại chất này dễ dàng được tìm thấy tại các nhà máy, các công trình xây dựng, xưởng đóng tàu hay phanh thắng xe máy,… Asbestos sẽ đi vào không khí dưới dạng vi phân tử sợi dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người để tác động hình thành ung thư.

Những người không trực tiếp làm việc tại vùng có chứa Asbestos, nhưng có tiếp xúc với người bị nhiễm Asbestos vẫn có thể có nguy cơ bị ung thư, đặc biệt là bệnh u trung biểu mô.

Tính di truyền: Bố mẹ hoặc anh chị em ruột trong gia đình nếu có tiền sử bị u trung biểu mô thì nguy cơ bạn cũng có thể mắc bệnh.

Yếu tố bệnh lý: Người bệnh có tiền sử bị ung thư, đặc biệt là ung thư vùng ngực và có điều trị bằng xạ trị sẽ có nguy cơ mắc bệnh u trung biểu mô cao hơn bình thường.

Triệu chứng bệnh U trung biểu mô

U trung biểu mô là dạng ung thư rất khó phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm bởi các triệu chứng không xuất hiện nhiều hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua hoặc không có bất kỳ dấu hiệu nhận biết nào. Chỉ khi khối u phát triển lớn hơn, có dấu hiệu xâm lấn tới các tổ chức xung quanh thì người bệnh mới bắt đầu cảm nhận được sự thay đổi bất thường trong cơ thể.

Trường hợp u trung biểu mô tại màng phổi thường sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

Ho: Ban đầu, các cơn ho không xuất hiện nhiều nên người bệnh không chú ý cho tới lúc bệnh tiến triển nặng hơn thì biểu hiện ho sẽ kéo dài trong nhiều ngày không thuyên giảm. Người bệnh u trung biểu mô có thể xuất hiện hiện tượng ho khan hoặc ho có đờm (một vài trường hợp có kèm máu) tùy thuộc vào vùng cơ quan bị tổn thương và mức độ tổn thương.

Khó thở: Triệu chứng khó thở xuất hiện do các tế bào ung thư khiến màng phổi bị co cứng lại, hoạt động của lồng ngực bị ảnh hưởng dẫn tới tình trạng hô hấp khó khăn. Các cơn khó thở thường đi kèm với triệu chứng đau tức ngực, càng gắng sức hít thở sâu sẽ càng bị đau nhiều hơn.

Đau ngực: Cơn đau tức ngực thường xuất hiện khi người bệnh gắng sức hít thở, ngoài ra vùng lưng phía trên cũng có thể bị đau do ảnh hưởng của hô hấp không ổn định.

Khối u trung biểu mô phát triển lớn hơn sẽ gây chèn ép tới các dây thần kinh, mạng lưới tĩnh mạch bao quanh hay tủy sống,… người bệnh có triệu chứng sưng tấy vùng cổ và mặt.

Trường hợp u trung biểu mô xuất hiện ở vùng bụng (hiếm gặp) sẽ có những triệu chứng bệnh như: Đau bụng, sưng bụng, sụt cân không rõ nguyên nhân,…

Biến chứng của u trung biểu mô: Khi u trung biểu mô màng phổi đã có dấu hiệu lan rộng ra toàn bộ các tổ chức trong lồng ngực thì các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện nhiều hơn, nghiêm trọng hơn. Các cơn đau không chỉ xuất hiện ở vùng ngực và lưng mà có thể lan rộng tới đầu hoặc toàn thân khi các nhóm dây thần kinh bị chèn ép quá mức. Hoạt động hô hấp hay tiêu hóa đều bị ảnh hưởng nhiều, nguy cơ tràn dịch màng phổi cao, khối u phát triển quá lớn sẽ gây chèn ép phổi nghiêm trọng dẫn tới tình trạng khó thở hoặc ngừng thở và có thể tử vong nếu không được xử lý kịp thời,…

Các biến chứng bệnh U trung biểu mô

Giai đoạn I: Khối u mới hình thành và chỉ nằm trong một phần của các lớp lót ngực, chưa có dấu hiệu xâm lấn đến bất kỳ tổ chức xung quanh nào. Người bệnh thường không có triệu chứng hoặc chỉ xuất hiện một vài dấu hiệu thoáng qua không rõ ràng.

Giai đoạn II: Khối u trung biểu mô đã phát triển lớn hơn, có dấu hiệu lan rộng vượt ra ngoài lớp lót ngực và chạm tới một bên thùy phổi hoặc cơ hoành. Chưa có di căn hạch hoặc di căn ung thư.

Giai đoạn III: U trung biểu mô có thể đã xâm lấn một số cấu trúc trong khoang ngực, có xuất hiện tổn thương các nhóm hạch bạch huyết, tổn thương bắt đầu tăng mạnh gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên chưa có dấu hiệu di căn ung thư xa.

Giai đoạn IV: Hầu hết các tổ chức, cơ quan có trong lồng ngực đều bị tổn thương. Các nhóm hạch bạch huyết ở gần hoặc xa đều có nguy cơ bị xâm chiếm bởi các tế bào ung thư, di căn ung thư tới các hệ cơ quan khác trên cơ thể.

Bên cạnh u trung biểu mô màng phổi thì còn có các loại u trung biểu mô vị trí khác như bụng hay bao quanh tim, tuy nhiên những trường hợp này thường hiếm gặp hơn rất nhiều.

Hầu hết người bệnh được chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật trong giai đoạn từ I-III, còn trường hợp bệnh nhân đã chuyển biến sang giai đoạn cuối thì khả năng điều trị cực kỳ khó khăn thậm chí không có cơ hội sống sót sau 6 – 9 tháng. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp mới có thể giảm nguy cơ tử vong đồng thời kéo dài tiên lượng sống cho người bệnh.

 

Sức khỏeカテゴリの最新記事