ĐỘT QUỴ CÓ DI TRUYỀN KHÔNG? CẦN LÀM GÌ ĐỂ TRÁNH NGUY CƠ ĐỘT QUỴ?

ĐỘT QUỴ CÓ DI TRUYỀN KHÔNG? CẦN LÀM GÌ ĐỂ TRÁNH NGUY CƠ ĐỘT QUỴ?

Đột quỵ có di truyền không? Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh đột quỵ mang tính di truyền. Tuy nhiên, di truyền có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh nền có liên quan đến đột quỵ như tăng huyết áp, mỡ máu cao, tiểu đường,…

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ xảy ra khi mạch máu lên não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ, làm ngăn chặn quá trình lấy oxy và chất dinh dưỡng từ máu. Khi không có oxy và chất dinh dưỡng, tế bào não sẽ chết hàng loạt rất nhanh. Đột quỵ là trường hợp cấp cứu với độ nguy hiểm rất cao, nếu không được can thiệp trong thời gian vàng, người bệnh sẽ có nguy cơ tàn phế hoặc tử vong. Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ phổ biến là tê yếu hoặc tê liệt một bên mặt hoặc một bên cơ thể, đau đầu dữ dội, choáng váng, khó nhìn và khó nói hoặc không thể hiểu lời người khác nói,…

Khả năng cứu sống người bệnh bị đột quỵ phụ thuộc vào mức độ của bệnh và thời gian cấp cứu đột quỵ. Sau điều trị đột quỵ, người bệnh cần tiếp tục thực hiện phục hồi chức năng, tập vật lý trị liệu và duy trì lối sống khoa học, khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa đột quỵ tái phát.

Đột quỵ có di truyền không?

Nhiều người nghĩ rằng đột quỵ có thể di truyền, tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định điều này. Yếu tố di truyền có thể xảy ra ở các bệnh nền có nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ như: tiểu đường, tăng huyết áp, mỡ trong máu,… Ngoài ra, một số rối loạn di truyền cũng có thể dẫn đến đột quỵ, bao gồm cả bệnh hồng cầu hình liềm.

Môi trường và điều kiện sống chung trong một gia đình có thể là yếu tố tiềm ẩn làm tăng nguy cơ đột quỵ đối với các thành viên trong gia đình đó. Ví dụ, ở những gia đình có người từng đột quỵ hoặc mắc các bệnh lý tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường,… do thói quen ăn uống hoặc lối sống ít vận động, thì các thói quen chung đó có thể sẽ ảnh hưởng đến cả gia đình. Khi đó, nguy cơ đột quỵ của các thành viên trong gia đình đó có thể cao hơn người bình thường. Nói cách khác, lịch sử sức khỏe trong gia đình có thể được xem như một yếu tố để xác định nguy cơ đột quỵ.

Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ

Bên cạnh tìm hiểu “đột quỵ có di truyền không?”, việc nắm rõ các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ cũng là điều vô cùng quan trọng. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ, trong đó có những yếu tố hoàn toàn có thể cải thiện hay kiểm soát được.

Yếu tố nguy cơ gây đột quỵ có thể can thiệp được về mặt y tế

  • Bệnh tăng huyết áp: Một người được chẩn đoán bị tăng huyết áp sẽ có huyết áp từ 140/90 trở lên. Nếu được điều trị kịp thời thì tình trạng này sẽ được kiểm soát ổn định.
  • Bệnh tim mạch: Bệnh tim là yếu tố nguy cơ đột quỵ dẫn đến tử vong rất cao, người bệnh cần được thăm khám và tầm soát bệnh thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ.
  • Bệnh đái tháo đường (tiểu đường): Người bệnh tiểu đường có thể có nguy cơ đột quỵ cao hơn người bình thường. Bệnh lý này có thể kiểm soát tốt, người bệnh cần thăm khám thường xuyên và kết hợp với chế độ dinh dưỡng ít đường, ít tinh bột, ít béo, nhiều vitamin, chất xơ,…
  • Hồng cầu trong máu tăng cao: Sự gia tăng số lượng tế bào hồng cầu sẽ làm máu đặc lại và dễ hình thành cục máu đông hơn, dẫn đến nguy cơ đột quỵ cao hơn.
  • Cholesterol và lipid máu cao: Nồng độ cholesterol cao có thể góp phần làm dày hoặc cứng động mạch (xơ vữa động mạch) do tích tụ mảng bám. Mảng bám là sự lắng đọng của các chất béo, cholesterol và canxi. Mảng bám tích tụ bên trong thành động mạch có thể làm giảm lưu lượng máu đến não dẫn đến đột quỵ.

Yếu tố nguy cơ gây đột quỵ người bệnh có thể chủ động thay đổi

  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá thường xuyên có thể gây thiếu máu cục bộ, dẫn đến gia tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Béo phì: Thừa cân, ít vận động, không có thói quen tập thể dục dẫn đến mỡ trong máu cao, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông dẫn đến tai biến.
  • Lạm dụng bia rượu: Người uống quá nhiều bia rượu trong thời gian dài sẽ có nguy cơ đột quỵ cao người bình thường.
  • Tự ý sử dụng thuốc điều trị: Tùy tiện sử dụng thuốc không có chỉ định của bác sĩ có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, như thuốc tiêm tĩnh mạch, cocaine và một số loại thuốc khác.

Yếu tố nguy cơ gây đột quỵ không thể thay đổi

  • Tuổi tác: Những người sau 55 tuổi thường có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ tuổi.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc phải đột quỵ cao hơn tuy nhiên tỷ lệ tử vong vì đột quỵ ở nữ giới lại cao hơn nam giới.
  • Đã từng đột quỵ trước đó: Những người từng bị đột quỵ thì nguy cơ xảy ra đột quỵ lần thứ 2 sẽ cao hơn.

Yếu tố rủi ro dẫn đến đột quỵ

  • Khu vực sinh sống: Sự khác biệt về chủng tộc, lối sống, nguồn lương thực, khí hậu tại khu vực sinh sống có khả năng tác động đến nguy cơ xảy ra đột quỵ ở một người.
  • Yếu tố kinh tế xã hội: Trong số liệu về những trường hợp đột quỵ những năm gần đầy, tỷ lệ người có thu nhập thấp bị đột quỵ cao hơn người có thu nhập cao.

Đối tượng nào dễ bị đột quỵ?

Đột quỵ có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên, những người có thể nguy cơ cao hơn bao gồm người bệnh tăng huyết áp, mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, cao cholesterol trong máu, béo phì, hút thuốc lá, ít vận động…

Những người có người thân từng bị đột quỵ cũng có thể có yếu tố nguy cơ đột quỵ cao hơn người bình thường. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa rằng gia đình có tiền sử sức khỏe không đột quỵ thì bạn sẽ không có nguy cơ bị đột quỵ.

Mọi người không nên chủ quan xem thường nguy cơ đột quỵ. Hiện nay mỗi năm trên thế giới có đến 12 triệu trường hợp bị đột quỵ. Tại Việt Nam, con số này vào khoảng 200.000 trường hợp. Bất kỳ ai đang sống cùng với những yếu tố nguy cơ nêu trên, đều có thể bị đột quỵ tấn công. Do đó, điều quan trọng là tầm soát sức khỏe định kỳ, điều trị ổn định các bệnh lý liên quan và duy trì lối sống khoa học.

Cách phòng tránh đột quỵ

Đột quỵ có thể được phòng ngừa bằng cách duy trì lối sống khoa học và kiểm soát những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến đột quỵ:

Lối sống khoa học giúp ngăn ngừa đột quỵ

  • Chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe: Lựa chọn các bữa ăn lành mạnh có thể giúp bạn ngăn ngừa đột quỵ. Mọi người cần duy trì việc ăn nhiều trái cây tươi và rau quả mỗi ngày, ăn thực phẩm ít chất béo bão hòa, ít chất béo chuyển hóa và cholesterol và giàu chất xơ có thể giúp ngăn ngừa cholesterol cao, từ đó nguy cơ đột quỵ sẽ giảm đi đáng kể.
  • Giữ cân nặng đạt mức khỏe mạnh: Thừa cân hoặc béo phì sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ. Hãy duy trì cân nặng ở mức vừa phải, không quá gầy và không quá béo. Để biết chính xác cân nặng cơ thể đang ở cấp độ nào, bạn nên đến các phòng khám dinh dưỡng để thăm khám trực tiếp với bác sĩ.
  • Thường xuyên hoạt động thể chất: Hoạt động thể chất có thể giúp bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh, hạn chế thừa cholesterol và tăng huyết áp. Đối với người lớn, mỗi ngày nên dành khoảng 2 giờ hoạt động thể chất ở cường độ vừa phải. Trẻ em và thanh thiếu niên nên dành ra khoảng 1 giờ để vận động mỗi ngày.

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ

Nếu như bạn duy trì một cơ thể khỏe mạnh, tầm soát đột quỵ thường xuyên thì nguy cơ đột quỵ sẽ được kiểm soát tốt hơn. Bạn sẽ không còn quá lo lắng về vấn đề “đột quỵ có di truyền không”. Mỗi người cần hạn chế các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ bằng cách:

  • Không hút thuốc: Hút thuốc lá làm tăng đáng kể khả năng bị đột quỵ, nếu bạn tránh xa thuốc lá sẽ làm giảm nguy cơ đột quỵ cho bản thân và người xung quanh.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia: Tránh xa rượu bia có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Bác sĩ khuyến cáo rằng nam giới không nên uống quá 2 ly và nữ giới không uống quá 1 ly bia rượu mỗi ngày.
  • Không sử dụng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ: Việc lạm dụng thuốc điều trị có thể khiến người bệnh đến gần hơn với nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ.

 

 

 

Sức khỏeカテゴリの最新記事