ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO KIÊNG KỴ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO KIÊNG KỴ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Đông trùng hạ thảo được xem như một “tiên dược chữa bách bệnh”. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đông trùng hạ thảo kỵ gì để biết cách dùng và chế biến sao cho đúng.

Nhu cầu sử dụng đông trùng hạ thảo ngày càng tăng cao

Đông trùng hạ thảo là một loài “biệt dược” quý giá với hàm lượng dinh dưỡng cực cao. Bên trong nó có chứa đến 17 loại acid amin khác nhau, nucleoside, nucleobase, D-mannitol, lipit, nhiều nguyên tố vi lượng và vitamin,…Trong đó đáng giá nhất là Cordycepin, hoạt chất độc đáo chỉ tìm thấy ở riêng đông trùng hạ thảo, với công dụng phòng chống và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, hỗ trợ điều trị bệnh máu trắng, nâng cao hệ miễn dịch và chống oxy hóa,…

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao nên nhu cầu về sức khỏe là vấn đề rất được quan tâm. “Sống khỏe, không bệnh tật” là niềm ao ước của con người ở bất cứ thời đại nào. Việc sử dụng các dược liệu quý có nguồn gốc tự nhiên trong chế độ dinh dưỡng đã có những tác động rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị và phòng chống một số bệnh. Đông trùng hạ thảo là một trong số các dược liệu quý đó cho nên nhu cầu sử dụng chúng ngày càng tăng cao.

Đông trùng hạ thảo kỵ gì?

Đông trùng hạ thảo kỵ kim loại

Dưới tác động của nhiệt độ cao, kim loại có thể gây ra những phản ứng hóa học làm giảm tác dụng của loại dược liệu này. Nguy hiểm hơn, việc đun nấu trong nồi, ấm kim loại còn tạo ra những chất vô cùng có hại đến sức khỏe. Có thể dẫn tới ngộ độc hoặc tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh ung thư.

 Kỵ nấu lâu và nhiệt độ cao

Các nghiên cứu cho thấy đun nấu trong thời gian dài sẽ khiến hàm lượng dưỡng chất quý giá trong đông trùng hạ thảo bị mất đi. Thậm chí, các hợp chất bên trong còn có thể biến chứng không còn có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó nhiệt độ cao cùng là một điều kiêng kỵ khi chế biến dược liệu này.
Nếu muốn dùng đông trong hạ thảo đế nấu các món như cháo, hầm, canh,…thì tốt nhất nên cho chúng vào sau cùng khi các nguyên liệu khác đã chín.

Kỵ đồ cay nóng

Đồ cay nóng là nhóm thực phẩm có thể tương tác với trùng thảo tạo ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đặc biệt với những người đang mắc bệnh về gan, phổi hay tim mạch muốn dụng đông trùng hạ thảo để hỗ trợ điều trị, cải thiện sức khỏe. Khi ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Đông trùng hạ thảo kỵ một số loại thuốc Tây Y

Khi dùng chung với một số loại thuốc Tây không phù hợp, người dùng sẽ gặp phải một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Do đó, cần tránh kết hợp sản phẩm với một số loại thuốc như sau:
Các loại thuốc gây ức chế hoặc làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư, thường được sử dụng cho bệnh nhân ung thư.
Một số loại thuốc gây suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể gồm Sandimune, Cellcept, Simulect, Imuran, Orthoclone OKT3, Neoral…
Nhóm các loại thuốc được sử dụng trong điều trị các bệnh về da liễu, hô hấp, viêm khớp, rối loạn máu, thuốc chống viêm…

Không ăn đông trùng hạ thảo khi bị mốc

Khi đông trùng hạ thảo khi bị mốc, nhiều loại vi khuẩn cùng ký sinh trùng đã bám vào đó. Nếu miễn cưỡng dùng để nấu ăn hay sắc thuốc uống sẽ gây hại cho sức khỏe.

Dùng đông trùng hạ thảo tùy tiện không có liều lượng

Đông trùng hạ thảo chỉ mang đến tác dụng tốt khi và chỉ khi người dùng sử dụng với lượng thích hợp. Trong trường hợp sử dụng bừa bãi, không đúng liều lượng thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Với người khỏe mạnh bình thường, trên 15 tuổi, liều lượng sử dụng trùng thảo phù hợp là khoảng 1g mỗi ngày. Với người cao tuổi cần tăng cường và bồi bổ sức khỏe, mỗi ngày có thể sử dụng khoảng 2g.

Đông trùng hạ thảo kỵ với củ cải

Ăn củ cải có thể tăng tốc độ của nhu động ruột và đại tiện. Đồng thời rút ngắn thời gian lưu lại của trùng thảo trong đường ruột. Việc hấp thụ các hoạt chất có trong đông trùng hạ thảo chủ yếu được thực hiện ở ruột non. Do đó, nên ăn ít hoặc không ăn củ cải khi dùng đông trùng hạ thảo.

Đông trùng hạ thảo kỵ với đậu xanh

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, vỏ đậu xanh có tác dụng giải độc, có nghĩa là ức chế hoặc làm giảm tác động nào đó của thức ăn bên ngoài đối với cơ thể con người. Vì vậy, khi kết hợp cùng đậu xanh sẽ khiến đông trùng hạ thảo bị giảm tác dụng.

Không nên ăn đông trùng hạ thảo với món ăn chua, lạnh

Những thực phẩm có tính chua và lạnh như: Sữa chua, cà chua, các loại nghêu, sò, ốc, hến… sẽ làm giảm công dụng của dược thảo hoặc khiến người dùng dễ buồn nôn. Nếu ăn phải một lượng lớn, nó còn có thể gây ra huyết áp cao, sỏi mật, sỏi thận…
Ngoài ra cũng nên tránh ăn đồ chua, lạnh sau khi vừa ăn đông trùng hạ thảo.

Không dùng đông trùng cùng với các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ

Đông trùng hạ thảo có tính ấm. Vì vậy không nên ăn cùng với món ăn nhiều dầu mỡ và gia vị nóng. Khi kết hợp cùng có thể làm nóng trong người và gây ra các tình trạng như: mặt đỏ, mắt đỏ, nứt nẻ, nổi mụn…

Đông trùng hạ thảo tự nhiên kỵ ăn sống

Đông trùng hạ thảo tự nhiên thường mọc trong đất đồng cỏ, trên bề mặt có vô số bào tử nấm và trứng của các loài ký sinh trùng. Vì vậy Trùng thảo nên được rửa sạch trước và sau đó tiến hành hầm hoặc sắc.

Đối tượng kỵ dùng đông trùng hạ thảo

Tuy mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng loại dược liệu này. Dưới đây là một số đối tượng kỵ dùng đông trùng hạ thảo:

Những người bị mắc chứng rối loạn đông máu: Một trong những tác dụng nổi bật của trùng thảo là giúp máu huyết lưu thông tốt hơn. Ngoài ra, thành phần Cordyceps có thể làm chậm quá trình đông máu. Bởi thế, việc sử dụng đông trùng hạ thảo làm tăng nguy cơ chảy máu vô cùng nguy hiểm.

Người bị bệnh tự miễn: Các bệnh tự miễn gồm đa xơ cứng, vảy nến, viêm da cơ địa, lupus, viêm khớp dạng thấp thường xuất hiện do rối loạn hệ thống miễn dịch gây nên. Trong khi đó, hoạt chất trong đông trùng hạ thảo có thể khiến cho hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh hơn. Từ đây có thể làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng của bệnh.

Trẻ em dưới 5 tuổi: Theo Đông y, trẻ em dưới 5 tuổi có cơ thể thuộc dạng thuần dương vô âm, không nên sử dụng những thuốc bổ có tính ấm nóng cũng như quá bổ dưỡng. Điều này khiến trẻ không thể hấp thụ được dinh dưỡng, thậm chí nguy hiểm hơn là có thể gây ngộ độc.

Phụ nữ mang thai: Nếu sử dụng cần tránh 3 tháng đầu bởi giai đoạn này thai nhi còn khá yếu ớt nên rất dễ bị dược liệu tác động. Thậm chí đây còn có thể là nguyên nhân gây động thai, sảy thai.

Người sắp phẫu thuật: Xuất phát từ nguyên nhân tăng cường lưu thông máu huyết nên đông trùng hạ thảo cũng kỵ với những ai sắp phẫu thuật.

Lưu ý khi dùng đông trùng hạ thảo

Nên chế biến đông trùng hạ thảo trong nồi đất hoặc nồi sứ giữ nguyên thành phần dinh dưỡng cũng như tuyệt đối an toàn.

Thời gian tốt nhất khi chế biến đông trùng hạ thảo là khoảng 15 phút với lửa nhỏ liu riu.

Đảm bảo an toàn, nếu muốn sử dụng đông trùng hạ thảo kết hợp với các loại thuốc Tây nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Với đông trùng hạ thảo khô nên bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Loại nguyên con tươi thì có thể cho vào túi hút chân không hoặc hộp kín rồi để trong ngăn mát tủ lạnh.

Trong quá trình sử dụng, người dùng cũng cần chú ý điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý kết hợp dinh dưỡng khoa học để có hiệu quả tốt nhất.

 

 

 

Sức khỏeカテゴリの最新記事