Thời gian gần đây, giới trẻ rất thích thú khi thưởng thức món thức uống lạ mang nhiều màu sắc: xanh biếc, tim tím, hồng hồng… ở các quán trà sữa – màu hoa đậu biếc.
Đậu biếc còn được gọi là Đậu hoa tím, Bông biếc, là một loài cây leo, thân thảo, sống nhiều năm, thường được trồng làm hàng rào hoặc thành giàn hoa. Khi nói đến hoa, người ta sẽ nghĩ đến hương thơm. Thế nhưng, hoa đậu biếc thì không như vậy, loài hoa này không thơm, nhưng đẹp. Cái đẹp ấy không chỉ nằm trong những cánh hoa xanh biếc mà còn nằm trong những món ăn, thức uống được làm từ cây đậu biếc, đẹp vô ngần.
- 1. Chất dinh dưỡng trong hoa đậu biếc
- 2. Tác dụng của hoa đậu biếc
- 2.1. Tác dụng của hoa đậu biếc có khả năng chống viêm
- 2.2. Ngăn ngừa lão hóa da
- 2.3. Tác dụng của hoa đậu biếc tốt cho tóc
- 2.4. Cải thiện chức năng nhận thức
- 2.5. Tác dụng của hoa đậu biếc hỗ trợ giảm cân
- 2.6. Tốt cho tim mạch
- 2.7. Tác dụng của hoa đậu biếc ổn định lượng đường trong máu
- 2.8. Tăng cường miễn dịch
- 3. Các tác hại của hoa đậu biếc
- 4. Lưu ý khi sử dụng hoa đậu biếc
Chất dinh dưỡng trong hoa đậu biếc
Khá nhiều người lo lắng về tác hại của hoa đậu biếc. Vốn dĩ, nó không chỉ được sử dụng trong nấu nướng mà còn là sản phẩm làm đẹp.
Về thành phần dinh dưỡng, hoa đậu biếc hầu như không chứa calo. Nó cũng không có đường, chất béo hoặc protein. Ước tính, 1 tách trà hoa đậu biếc chỉ chứa 5 calo và không chứa caffein.
Mặc dù không có vitamin và khoáng chất, nhưng hoa đậu biếc rất giàu chất chống oxy hóa như anthocyanin, delphinidin, kaempferol, axit p-coumaric, axit gallic…
Tác dụng của hoa đậu biếc
Nhiều người thích màu sắc tuyệt đẹp của loại hoa này phân vân hoa đậu biếc có tác dụng gì và tác hại của hoa đậu biếc ra sao.
Theo các nghiên cứu, hoa đậu biếc không chỉ mang lại lợi ích sức khỏe mà còn góp phần làm đẹp da và tóc. Cụ thể, công dụng của hoa đậu biếc bao gồm:
Tác dụng của hoa đậu biếc có khả năng chống viêm
Hoa đậu biếc giàu chất chống oxy hóa như anthocyanin hay còn gọi là ternatin (tạo màu xanh biếc tuyệt đẹp). Các nghiên cứu trên ống nghiệm đã chứng minh ternatin có khả năng giảm viêm cũng như ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
Ngoài ra, các chống oxy hóa như kaempferol, axit p-coumaric, delphinidin-3… có trong hoa đậu biếc cũng đóng vai trò kháng khuẩn, kháng nấm. Tất cả đều có tác dụng giảm viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm sự phát triển của bệnh ung thư.
Ngăn ngừa lão hóa da
Như đã nói, hoa đậu biếc giàu chất chống oxy hóa, có khả năng ngăn ngừa tổn thương do gốc tự do gây ra. Điều này có nghĩa là nó có thể làm giảm các vấn đề về lão hóa da. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng thường xuyên bổ sung hoa đậu biếc sẽ giúp điều trị nếp nhăn ở mắt cũng như giảm mẩn đỏ và kích ứng.
Chiết xuất hoa đậu biếc đã được nghiên cứu là có vai trò ức chế hoạt động của collagenase – một loại enzyme làm suy giảm collagen. Điều này cần thiết cho cấu trúc da và tăng độ đàn hồi, giúp da luôn trẻ trung.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu được công bố trên Phytotherapy Research vào năm 2018 cũng chỉ ra rằng chiết xuất của hoa đậu biếc có khả năng chống lại stress oxy hóa do tia cực tím gây ra, do đó ngăn ngừa tác hại của ánh nắng mặt trời.
Tác dụng của hoa đậu biếc tốt cho tóc
Hoa đậu biếc được thêm vào một số sản phẩm như dầu gội, dầu xả và các sản phẩm dành cho tóc khác nhằm giảm tóc bạc và tóc mỏng.
Các nhà nghiên cứu nói rằng nó có khả năng duy trì sức khỏe của da đầu và giúp tóc khỏe mạnh. Có điều này là vì hoa đậu biếc giúp lưu thông máu tới các nang tóc, giảm viêm và ngăn ngừa tình trạng tóc bạc hoặc rụng tóc.
Cải thiện chức năng nhận thức
Tác dụng và tác hại của hoa đậu biếc là gì? Các nhà nghiên cứu cho biết rằng hoa đậu biếc là một chất kích thích tự nhiên, có khả năng giúp cải thiện chức năng nhận thức. Nghiên cứu năm 2015 chỉ ra hoa đậu biếc có chứa acetylcholine, mang lại lợi ích trong việc tăng cường học tập và trí nhớ.
Ngoài ra, acetylcholine là chất oxy hóa trong hoa đậu biếc giúp hỗ trợ sức khỏe và chức năng của não, tăng cường tâm trạng, sự tỉnh táo, mang lại tinh thần minh mẫn.
Tác dụng của hoa đậu biếc hỗ trợ giảm cân
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng hoa đậu biếc cũng hữu ích trong việc giảm cân hoặc duy trì cân nặng hợp lý. Công dụng này là do chất chống oxy hóa và chống viêm của nó.
Cụ thể, chiết xuất của hoa đậu biếc ức chế quá trình tạo mỡ, ngăn chặn các tế bào mỡ mới phát triển và tăng cường phân giải mỡ thừa trong cơ thể. Từ đây, các chất béo được phân hủy để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Bên cạnh đó, các chất oxy hóa như anthocyanin cũng có tác dụng giảm đáng kể chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể), từ đó hỗ trợ giảm cân.
Tốt cho tim mạch
Thực tế, hoa đậu biếc có nhiều tác dụng trong việc bảo vệ tim mạch, chẳng hạn như giảm stress oxy hóa và viêm nhiễm, cải thiện cấu hình cholesterol và lipid, giảm huyết áp và làm giảm rối loạn chức năng mạch máu.
Tác dụng của hoa đậu biếc ổn định lượng đường trong máu
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm hoa đậu biếc để xem có tác dụng ổn định lượng đường trong máu hay không.
Kết quả thu được, chiết xuất của loại hoa này có thể giảm nồng độ glucose và insulin trong huyết tương, từ đó tốt cho đường huyết. Đặc biệt, nếu sử dụng hoa đậu biếc cùng với một bữa ăn giàu đường, nó có khả năng ngăn chặn tăng đường huyết.
Tăng cường miễn dịch
Một tác dụng khác của hoa đậu biếc là tăng cường miễn dịch và bảo vệ đường hô hấp. Loại hoa có màu sắc rực rỡ này có khả năng loại bỏ chất nhầy hoặc chất lỏng từ phổi và đường thở, đồng thời giảm kích ứng, viêm. Vì vậy, hoa đậu biếc có thể hỗ trợ điều trị viêm phế quản, cảm lạnh và ho.
Mặt khác, hoa đậu biếc cũng tăng cường hệ miễn dịch cho đường ruột, hỗ trợ tiêu hoa. Nó có thể bảo vệ đường tiêu hóa khỏi co thắt, buồn nôn, ợ chua và viêm loét.
Bên cạnh những tác dụng trên, hoa đậu biếc được biết đến là có thể giải độc gan, hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng nhẹ và là thuốc lợi tiểu tự nhiên.
Các tác hại của hoa đậu biếc
Hoa đậu biếc có khá nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe và sắc đẹp. Vậy nhưng, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sử dụng nhiều hoa đậu biếc có thể mang lại tác dụng phụ.
Vậy, tác dụng phụ của hoa đậu biếc là gì và hoa đậu biếc có độc không? Dưới đây là một số rủi ro mà bất kỳ ai cũng có nguy cơ gặp phải khi sử dụng hoa đậu biếc:
- Một số thông tin cho rằng uống trà hoa đậu biếc có thể buồn nôn, tiêu chảy hoặc gây đau dạ dày. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chứng minh những tác dụng phụ này.
- Hoa đậu biếc có tác hại gì? Sử dụng hoa đậu biếc nhiều có thể gây lạnh bụng. Vì vậy, với những người huyết áp thấp hoặc đường huyết thấp có thể gặp tình trạng chóng mặt, choáng váng và buồn nôn khi sử dụng nó.
- Một số người phân vân uống trà hoa đậu biếc mỗi ngày có tốt không. Hoa đậu biếc có thể tương tác với một số loại thuốc nếu sử dụng với lượng lớn. Chất anthocyanin trong loại hoa này làm ngưng kết tiểu cầu và chậm đông máu, làm mất tác dụng của thuốc. Vậy nên, những người đang sử dụng thuốc chống đông máu được khuyên tránh uống trà hoa đậu biếc.
Lưu ý khi sử dụng hoa đậu biếc
Muốn tránh các tác hại của hoa đậu biếc, cần lưu ý một số điều sau:
- Những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm nên cẩn thận khi sử dụng hoa đậu biếc, đặc biệt là lần đầu tiên.
- Người bị dị ứng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng trà hoa đậu biếc.
- Nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc nào như tiểu đường, đông máu nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo rằng sự kết hợp giữa những chất có trong hoa đậu biếc và thuốc sẽ không gây hại hoặc giảm tác dụng của thuốc.
- Hoa đậu biếc được coi là thực phẩm an toàn nếu sử dụng ở mức độ vừa phải. Mỗi ngày nên uống bao nhiêu bông đậu biếc? Các chuyên gia khuyên bạn mỗi ngày chỉ nên uống 1 – 2 tách trà, với 5 – 10 bông đậu biếc để tốt cho sức khỏe và không gặp các tác dụng phụ.
Trên đây là những điều cần biết về công dụng và tác hại của hoa đậu biếc. Ngoài uống trà, bạn có thể sử dụng nó để làm các loại thạch, làm bánh. Màu sắc đẹp mắt của hoa sẽ khiến món ăn thêm hấp dẫn. Tuy nhiên, nên sử dụng với lượng vừa phải để nhận được các lợi ích tuyệt vời của nó bạn nhé!