Tạp chí Health đã phỏng vấn các chuyên gia dinh dưỡng về việc điều gì sẽ xảy ra nếu bạn “ngừng” sử dụng đường và tại sao nó không nhất thiết phải là một ý tưởng hoàn hảo.
Tiêu thụ bao nhiêu đường là vừa đủ trong một ngày?
Theo thông tin từ các Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ cung cấp, những căn bệnh mà người ăn nhiều đường có thể mắc phải bao gồm nhồi máu cơ tim và tiểu đường loại 2.
Bằng chứng cũng chưa chỉ ra rằng, bạn nên loại bỏ hoàn toàn đường ra khỏi khẩu phần ăn để ngăn ngừa các bệnh trên. Theo lời khuyên từ The Dietary Guidelines for Americans, tạm dịch “Những nguyên tắc dinh dưỡng cho người dân Mỹ”, lượng đường bổ sung của mỗi người nên tiêu thụ không vượt quá 10% lượng calo/ ngày.
Đường bổ sung là những loại đường được thêm vào đồ ăn hay thức uống khi đang trong giai đoạn chế biến hoặc chuẩn bị. Theo CDC Hoa Kỳ, đường bổ sung có thể bao gồm: Sucrose; Dextrose; đường ăn; sirô; mật ong; đường từ nước ép trái cây hoặc rau quả cô đặc.
Ngoài ra, hướng dẫn của Viện Y học Mỹ (IOM) khuyên bạn nên hấp thu từ 45% đến 65% lượng calo hàng ngày đến từ carbohydrate, theo một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên Advances in Nutrition.
Những quy tắc không đúng khi kiêng đường
“Không có tiêu chuẩn nào cho “kiêng đường” hoặc những loại thực phẩm phải cắt bỏ khi bạn “ngừng ăn đường”, Rumsey giải thích.
“Một số người cắt bỏ tất cả đồ ngọt hoặc thực phẩm tráng miệng. Những người khác sẽ loại bỏ đồ ngọt và thực phẩm đóng gói có chứa đường; trong khi những người khác thậm chí còn cực đoan hơn và ngừng ăn hầu hết carbohydrate ngoài đồ ngọt và thực phẩm đóng gói.
Minh chứng cho điều này, khi bạn bắt đầu với quá trình kiêng đường, bạn sẽ chỉ cắt giảm hàm lượng đường cơ thể tiêu thụ. Sau đó, quá trình này sẽ diễn ra tồi tệ khi bạn sẽ cố gắng tránh hấp thu carbohydrate hoàn toàn.
Trên thực tế, cảm giác “thèm ăn đường” đó nhiều khả năng là kết quả của sự hạn chế hơn là nghiện.
Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng con người bị nghiện đường. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây chỉ là cách gọi của một nhóm người truyền tai nhau, trên thực tế việc “nghiện ăn đường” chỉ là cảm giác thèm ăn đồ ngọt của một số người.
Một giải pháp thay thế cho việc bỏ tiêu thụ đường
Các bữa ăn có chứa cả ba chất dinh dưỡng đa lượng (carbohydrate, protein và chất béo) sẽ giúp làm giảm cảm giác thèm đường của bạn. Và có một kho đồ ăn nhẹ bạn thích – ví dụ, phô mai và bánh quy giòn, bánh mì nướng bơ, hummus với pita hoặc que rau.