Cơ thể của chúng ta hoạt động vô cùng tuyệt vời. Nó tương tự như một cỗ máy có thể tự thanh lọc những chất độc, cặn bã trong hoạt động sống. Vậy liệu rằng cơ thể chúng ta có thể hoàn toàn thanh lọc được tất cả? Dĩ nhiên là không thể! Vì nếu chúng ta nạp vào quá nhiều chất độc, lúc đó các cơ quan sẽ hoạt động quá tải. Các chất độc tích tụ lại trong các cơ quan sẽ gây hại cho cơ thể. Do đó, chúng ta cần phải thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, hoạt động. Điều này nhằm giúp thải độc cơ thể trước khi các cơ quan “kiệt quệ”.
- 1. Quá trình thải độc như thế nào?
- 2. Dấu hiệu bạn cần thải độc cơ thể
- 3. Các phương pháp giúp thải độc cơ thể
- 3.1. Thay đổi chế độ ăn uống
- 3.1.1. Ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa (tăng trái cây, rau quả)
- 3.1.2. Nên ăn các thực phẩm thô
- 3.1.3. Tránh thực phẩm chế biến, đường, chất ngọt nhân tạo
- 3.1.4. Tránh carbohydrate đơn giản
- 3.1.5. Cắt bỏ thịt / cá / trứng / bơ sữa
- 3.1.6. Ăn thực phẩm giàu Prebiotic
- 3.1.7. Sử dụng thực phẩm hữu cơ
- 3.1.8. Giảm lượng muối trong chế độ ăn
- 3.2. Bổ sung các chất dinh dưỡng đa lượng: Vitamin / Chất bổ sung
- 3.3. Uống nhiều nước
- 3.4. Uống trà
- 3.5. Tăng cường tập thể dục
- 3.6. Xông hơi trị liệu
- 3.7. Chế độ nhịn ăn gián đoạn
- 3.8. Tẩy da chết
- 3.9. Thư giãn
- 3.10. Tập trung vào giấc ngủ
- 3.1. Thay đổi chế độ ăn uống
- 4. Những điều cần tránh trong quá trình thải độc cơ thể
- 5. Bao lâu thì bạn nên thải độc cơ thể?
Quá trình thải độc như thế nào?
Trước khi thực hiện thải độc cơ thể, chúng ta cần biết quá trình này hoạt động như thế nào. Một số cơ quan đóng vai trò trung tâm trong quá trình thải độc, bao gồm:
Gan: hoạt động như một bộ lọc và chuyển hóa khổng lồ. Giúp lấy độc tố từ máu và phân hủy chúng.
Hoạt động lọc của gan được bổ sung bởi: thận, hệ thống bạch huyết (loại bỏ và lọc chất lỏng từ các mô) và hệ thống tiêu hóa (ruột phân hủy và loại bỏ chất thải). Thậm chí cả da và phổi, cũng giúp loại bỏ độc tố thông qua lỗ chân lông và hơi thở của bạn.
Tất cả các cơ quan này làm việc cùng nhau để giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Khi có quá nhiều độc tố hiện diện các cơ quan không thể lọc tất cả chúng. Lúc này các vấn đề sức khỏe sẽ xuất hiện. Đây là khi bạn có thể gặp các triệu chứng như dưới đây.
Dấu hiệu bạn cần thải độc cơ thể
Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng sau trong thời gian dài mà không có lý do. Rất có thể bạn đang cần phải thải độc cơ thể:
- Mệt mỏi không lý do.
- Da bị kích ứng, xỉn màu.
- Mắt sưng húp.
- Đầy hơi, táo bón.
- Thường xuyên quên, nhầm lẫn.
- Dị ứng.
- Rụng tóc.
Các phương pháp giúp thải độc cơ thể
Thay đổi chế độ ăn uống
Trước tiên, bạn cần phải thực hiện một số thay đổi chế độ ăn uống. Hầu hết mọi người sẽ gia tăng lượng trái cây và rau quả. Tuy nhiên, chúng ta cần phải cân bằng các loại thực phẩm và cắt giảm một số loại.
Ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa (tăng trái cây, rau quả)
Chất chống oxy hóa bảo vệ các tế bào, chống lại sự gây hại của các phân tử gốc tự do. Stress oxy hóa là một tình trạng gây ra bởi sự sản xuất quá mức của các gốc tự do. Cơ thể bạn sản xuất các phân tử này qua hoạt động của tế bào. Tuy nhiên, rượu, khói thuốc lá, chế độ ăn uống kém và tiếp xúc với các chất ô nhiễm có thể tạo ra các gốc tự do quá mức.
Các phân tử này sẽ gây ra một số tình trạng sức khỏe. Chẳng hạn như: chứng mất trí, bệnh tim, bệnh gan, hen suyễn và một số loại ung thư .
Chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa giúp cơ thể bạn chống lại stress oxy hóa. Các chất chống oxy hóa bao gồm: vitamin A, vitamin C, vitamin E, selen, lycopene, lutein và zeaxanthin. Các loại quả mọng, trái cây, các loại hạt và trà xanh có lượng chất chống oxy hóa cao nhất. Mọi người thường tăng lượng trái cây và rau quả tươi trong quá trình thải độc. Trái cây và rau là thực phẩm lành mạnh cần thiết cho hoạt động tối ưu.
Nên ăn các thực phẩm thô
Một số người khuyên chỉ nên ăn thực phẩm thô trong quá trình thải độc. Nghĩa là, rau sẽ không được nấu chín bằng luộc, xào… Mục đích đằng sau việc ăn sống là tránh thất thoát chất dinh dưỡng ra khỏi thức ăn.
Tránh thực phẩm chế biến, đường, chất ngọt nhân tạo
Đường và thực phẩm chế biến được cho là nguồn gốc của các cuộc khủng hoảng sức khỏe. Tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến có liên quan đến béo phì và các bệnh mãn tính khác. Chẳng hạn như bệnh tim, ung thư và tiểu đường. Những bệnh này cản trở cơ thể bạn tự giải độc tự nhiên bằng cách gây hại cho các cơ quan như gan và thận.
Ví dụ: tiêu thụ nhiều đồ uống có đường có thể gây ra gan nhiễm mỡ, ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng gan.
Bằng cách tiêu thụ ít đồ ăn vặt, bạn có thể giữ cho hệ thống giải độc cơ thể hoạt động khỏe mạnh hơn. Trong quá trình thải độc, nhiều người sẽ ngưng sử dụng tất cả các dạng thực phẩm chế biến, đường và hương liệu nhân tạo. Nếu bạn thường xuyên chỉ ăn trái cây tươi và rau, thì đây không phải là vấn đề. Tuy nhiên, nếu chế độ ăn trước đây có kết hợp nhiều loại thực phẩm này, thì bạn cần cân nhắc lựa chọn lại thực phẩm. Thay thế đồ ăn vặt bằng các lựa chọn lành mạnh hơn như trái cây và rau quả cũng là một cách lành mạnh để giảm tiêu thụ.
Tránh carbohydrate đơn giản
Một số người cắt bỏ carbohydrate khỏi chế độ ăn kiêng khi thải độc cơ thể. Tuy nhiên có những người chỉ cắt giảm các thực phẩm carbs đơn giản. Carbs đơn giản bao gồm thực phẩm có đường (ví dụ: bánh rán). Carbohydrate phức tạp vẫn có thể sử dụng nếu bạn có kế hoạch duy trì lượng carbs phù hợp.
Cắt bỏ thịt / cá / trứng / bơ sữa
Một số người khuyên nên tuân thủ chế độ thuần chay. Điều này được cho là giúp cơ thể lành mạnh hơn. Tuy nhiên chế độ thanh lọc cơ thể này khá nghiêm ngặt và khó thực hiện được.
Ăn thực phẩm giàu Prebiotic
Sức khỏe hệ tiêu hóa cũng rất quan trọng để giữ cho hệ thống giải độc được khỏe mạnh. Các tế bào ruột có một hệ thống giải độc và bài tiết bảo vệ cơ thể khỏi các độc tố. Sức khỏe đường ruột được hỗ trợ bởi prebioti. Đây là một loại chất xơ nuôi dưỡng vi khuẩn tốt trong ruột. Nó thường được gọi là men vi sinh. Với prebiotic, vi khuẩn có lợi có thể tạo ra các axit béo chuỗi ngắn tốt cho sức khỏe.
Sự mất cân bằng giữa các vi khuẩn có lợi và gây hại là do: sử dụng kháng sinh, vệ sinh răng miệng kém và chất lượng chế độ ăn uống. Sự mất cân bằng của vi khuẩn có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và giải độc. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh, viêm nhiễm.
Ăn thực phẩm giàu prebiotic giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn. Nguồn thực phẩm chứa nhiều prebiotic bao gồm: cà chua, atisô, chuối, măng tây, hành tây, tỏi và yến mạch.
Sử dụng thực phẩm hữu cơ
Một số nghiên cứu cho thấy thực phẩm bình thường và hữu cơ tương đối giống nhau về tính chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, vẫn có một số lợi ích khi sử dụng thực phẩm hữu cơ. Sử dụng thực phẩm hữu cơ sẽ hạn chế được việc tiếp xúc với thuốc trừ sâu và các chất phụ gia khác. Hầu hết các quy định về thực phẩm hữu cơ cũng không cho phép các thành phần chế biến và phụ gia thêm vào. Do đó, sử dụng thực phẩm hữu cơ sẽ giúp bạn tránh được: chất ngọt nhân tạo, chất tạo màu, hương liệu và các chất bảo quản khác có thể là chất độc cho cơ thể.
Giảm lượng muối trong chế độ ăn
Loại bỏ lượng nước dư thừa cũng là cách thức thải độc cơ thể. Tiêu thụ quá nhiều muối có thể khiến cơ thể bạn giữ nước. Đặc biệt nếu bạn có tình trạng ảnh hưởng đến thận, gan hoặc nếu bạn không uống đủ nước. Sự tích tụ chất lỏng dư thừa này gây đầy hơi và làm cho cơ thể khó chịu.
Nếu bạn thấy mình tiêu thụ quá nhiều muối, có thể tự giải độc cho cơ thể bằng cách tăng lượng nước. Mặc dù nghe có vẻ trái ngược, nhưng tăng lượng nước uống là một trong những cách tốt nhất để loại bỏ lượng nước dư thừa. Vì khi bạn tiêu thụ quá nhiều muối và không cung cấp đủ nước, cơ thể bạn sẽ tiết ra một loại hormone chống bài niệu, ngăn tiểu tiện. Do đó sẽ ngăn cản quá trình thải độc. Bằng cách tăng lượng nước uống vào cơ thể, cơ thể bạn sẽ giảm bài tiết hormone chống bài niệu và tăng đi tiểu, loại bỏ nhiều nước và chất thải hơn.
Tăng lượng thức ăn giàu kali cũng giúp cân bằng hoạt động của natri trong cơ thể. Thực phẩm giàu kali bao gồm: khoai tây, bí, đậu thận, chuối và rau bina.
Bổ sung các chất dinh dưỡng đa lượng: Vitamin / Chất bổ sung
Việc sử dụng các các chất dinh dưỡng đa lượng dưới dạng bổ sung, vitamin hoặc chế phẩm sinh học trong quá trình thải độc là tùy thuộc vào bạn có thích dùng hay không. Các chất dinh dưỡng đa lượng rất có lợi cho việc duy trì sức khỏe và có thể giúp làm sạch cơ thể. Hầu hết mọi người đều bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho phép duy trì sức khỏe khi thực hiện chế độ thuần chay.
Việc bổ sung các chất dinh dưỡng này có thể không cần thiết nếu quá trình thực hiện thải độc của bạn ngắn ngày. Tuy nhiên, nếu bạn có kế hoạch giải độc cơ thể trong vài tuần, bạn có thể xem xét việc bổ sung các chất không nhận được từ trái cây và rau củ. Ví dụ như: vitamin B12, sắt, axit béo omega-3, kẽm, vitamin D và canxi.
Uống nhiều nước
Như đã nói ở trên, đây là một cách tuyệt vời để loại bỏ độc tố khỏi cơ thể của bạn. Nước làm dịu cơn khát của bạn. Nó giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, bôi trơn các khớp, hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, giải độc cơ thể của bạn bằng cách loại bỏ các chất thải.
Các tế bào cơ thể của bạn phải liên tục được sửa chữa để hoạt động tối ưu. Tuy nhiên, các quy trình này giải phóng chất thải – dưới dạng urê và carbon dioxide – gây hại cơ thể nếu tích tụ trong máu. Nước vận chuyển các chất thải này, loại bỏ chúng một cách hiệu quả thông qua việc đi tiểu, thở hoặc đổ mồ hôi. Vì vậy, cung cấp nước đúng cách là rất quan trọng để thải độc cơ thể.
Lượng nước cần cung cấp đầy đủ hàng ngày là 125 ounce (3,7 lít) đối với nam và 91 ounce (2,7 lít) đối với nữ. Bạn có thể cần nhiều hơn hoặc ít hơn tùy thuộc vào chế độ ăn uống, nơi bạn sống và mức độ hoạt động . Một số chuyên gia đã gợi ý rằng có thể thêm chanh vào nước uống để hỗ trợ thải độc hệ tiêu hóa.
Lưu ý, nên bổ sung thêm nước nhưng không nên uống quá nhiều. Nếu bạn để ý thấy mình thường xuyên đi tiểu quá nhiều vài phút/lần, thì có lẽ bạn đang uống quá nhiều và cần giảm lượng nước.
Uống trà
Thay vì uống cà phê, bạn nên thử dùng trà thay thế. Trà được biết là có chất chống oxy hóa thiết yếu và có xu hướng mang lại hiệu quả ít kích thích hơn so với cà phê. Ngoài ra, nhiều người cho rằng trà có đặc tính chữa bệnh, cả về tâm lý và thể chất. Một số loại trà có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư và có xu hướng có nhiều chất chống oxy hóa hơn đáng kể so với cà phê.
Trà cũng được ghi nhận là có tác dụng có lợi cho hệ thống miễn dịch. Uống cà phê thường không được khuyến khích vì sự kích thích quá mức từ caffeine có thể dẫn đến căng thẳng. Mục tiêu trong quá trình thải độc là giảm căng thẳng hết mức có thể để giúp cơ thể tự phục hồi.
Tăng cường tập thể dục
Chúng ta biết rằng tập thể dục đem lại rất nhiều lợi ích về thể chất và tâm lý. Nó không chỉ cải thiện tâm trạng mà còn giúp chúng ta cải thiện sức khỏe toàn thân. Tập thể dục thường xuyên giúp tăng tuổi thọ và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh. Bao gồm: tiểu đường loại 2, bệnh tim, huyết áp c và một số bệnh ung thư .
Mặc dù viêm là cần thiết để phục hồi sau khi bị nhiễm trùng hoặc chữa lành vết thương. Nhưng quá trình viêm xảy ra mạnh mẽ sẽ làm suy yếu hệ thống cơ thể và tạo điều kiện cho một số bệnh tật. Bằng cách giảm viêm, tập thể dục có thể giúp hệ thống cơ thể bạn , bao gồm cả hệ thống giải độc ,hoạt động đúng và chống lại bệnh tật.
Có bằng chứng cho thấy tập thể dục có khả năng cải thiện chức năng tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn. Những người tập thể dục thường xuyên hơn có ít độc tố lưu thông khắp cơ thể. Nếu bạn tập luyện chăm chỉ trong, bạn sẽ có giúp tiêu thụ được nhiều calo hơn, hỗ trợ quá trình giảm cân.
Các chuyên gia khuyên rằng nên dành 150- 300 phút mỗi tuần để tập thể dục với cường độ vừa phải , chẳng hạn như đi bộ nhanh. Hoặc 75 – 150 phút mỗi tuần để hoạt động thể chất cường độ mạnh, chẳng hạn như chạy.
Xông hơi trị liệu
Tất cả chúng ta đều biết rằng xông hơi sẽ giúp cơ thể thư giãn. Nhưng bên cạnh đó nó còn mang nhiều lợi ích sức khỏe khác. Xông hơi thường giúp chúng ta đổ mồ hôi nhiều hơn. Điều này rất tốt vì đổ mồ hôi là một cách giúp thải độc cơ thể. Bạn càng ra nhiều mồ hôi, càng có nhiều độc tố sẽ được loại bỏ.
Xông hơi có thể giúp cải thiện lưu thông, tăng cường sức khỏe của da. Trong một số trường hợp có thể giúp giảm đau mạn tính. Nếu bạn có đủ thời gian có thể thực hiện xông hơi mỗi ngày.
Chế độ nhịn ăn gián đoạn
Có nhiều chế độ nhịn ăn khác nhau, nhưng chế độ nhịn ăn gián đoạn lại được ưa chuộng nhiều nhất. Trong chế độ này, bạn phải nhịn ăn trong một khoảng thời gian cụ thể. Sau đó là khoảng thời gian được phép ăn. Nếu bạn không muốn nhịn ăn, có thể thay thế bằng việc chỉ uống nước trái cây.
Ở những người khỏe mạnh, việc nhịn ăn liên tục có thể thực hiện trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu duy trì trong một thời gian dài sẽ gây bất lợi cho sức khỏe. Vì lý do này, bạn có thể xem xét việc nhịn ăn gián đoạn hoặc chỉ dùng nước ép thay thế.
Tẩy da chết
Tẩy da chết với mục đích loại bỏ tế bào da chết và làm sạch lỗ chân lông da. Nếu cơ thể bạn đã tích lũy nhiều độc tố, da là nơi để chúng thoát ra khỏi cơ thể. Khi bạn đổ mồ hôi cũng sẽ giúp đào thải ra một số chất độc hại. Tuy nhiên, tẩy tế bào chết chỉ giúp đảm bảo rằng làn da của bạn luôn sạch sẽ và được phục hồi.
Tẩy tế bào chết là cách để giúp làn da khỏe mạnh hơn. Ngoài ra nó còn giúp da của bạn bớt sậm màu, nếp nhăn… Bạn có thể sử dụng các loại gel hoặc hỗn hợp tẩy tế bào chết dịu nhẹ để mát xa bằng tay hoặc khăn mềm lên bề mặt da.
Thư giãn
Đây là một cách để thải độc vì chúng ta có thể tích tụ độc tố khi bị căng thẳng. Căng thẳng nhiều có thể gây ra những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, làm rối loạn các hoạt động thải độc.
Châm cứu: Trong một số nghiên cứu, châm cứu được cho là giúp ngăn chặn sự gia tăng hormone gây căng thẳng và kích thích hệ thống thần kinh giao cảm.
Xoa bóp: Mát-xa giúp cơ thể cảm thấy thư giãn và giảm căng thẳng khắp. Trong quá trình thải độc, bạn có thể thử phương pháp này để giảm căng thẳng.
Thiền: Thiền có thể đem lại nhiều lợi ích về mặt tâm lý. Giúp giảm căng thẳng và gia tăng suy nghĩ tích cực.
Yoga: Đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe thể chất và tinh thần. Nó không chỉ giúp bạn duy trì vóc dáng mà còn giúp bạn cảm thấy thư giãn.
Mục tiêu sử dụng các hoạt động thư giãn khác nhau là để giúp giảm sản xuất cortisol và tăng hoạt động chữa lành hệ thống thần kinh giao cảm. Stress sẽ làm tăng tốc độ lão hóa và gây ra các vấn đề sức khỏe. Bằng cách giảm căng thẳng, bạn sẽ cảm thấy khỏe mạnh và trẻ trung hơn.
Tập trung vào giấc ngủ
Đảm bảo giấc ngủ đầy đủ và chất lượng mỗi đêm là điều bắt buộc để hỗ trợ cơ thể giải độc và đem lại sức khỏe tự nhiên.
Ngủ cho phép bộ não của bạn tự sắp xếp lại và tự nạp lại năng lượng. Ngủ cũng giúp loại bỏ các sản phẩm độc hại đã tích lũy trong suốt cả ngày. Một trong những sản phẩm thải đó là protein beta-amyloid. Protein này góp phần vào sự phát triển của bệnh Alzheimer.
Khi thiếu ngủ, cơ thể bạn không có thời gian để thực hiện các chức năng đó. Vì vậy độc tố có thể tích tụ và ảnh hưởng đến sức khỏe. Giấc ngủ kém có liên quan đến các vấn đề sức khỏe. Chẳng hạn như căng thẳng, huyết áp cao, bệnh tim,…
Bạn nên ngủ 7-9 tiếng mỗi đêm thường xuyên để tăng cường sức khỏe. Nếu bạn gặp khó khăn về giấc ngủ, thay đổi lối sống sẽ giúp bạn cải thiện . Ví dụ như tuân thủ lịch trình ngủ và hạn chế thiết bị di động và màn hình máy tính trước khi đi ngủ , là rất hữu ích để cải thiện giấc ngủ.
Những điều cần tránh trong quá trình thải độc cơ thể
Điều quan trọng trong thải độc là phải biết được các chất mà bạn nên tránh. Chúng bao gồm các loại như: ma túy, rượu, chất kích thích, thực phẩm chế biến, ô nhiễm, v.v. Mặc dù bạn có thể không tránh được hoàn toàn. Nhưng càng tránh được nhiều sẽ càng tốt cho quá trình thải độc cơ thể.
- Những thứ cần tránh gồm:
- Rượu
- Chất ngọt nhân tạo
- Caffeine
- Thuốc lá
- Thuốc
- Điện tử
- Độc tố môi trường
- Thuốc trừ sâu
- Ô nhiễm
- Thực phẩm chế biến
- Carbohydrate đơn giản
- Căng thẳng
- Đường
Bao lâu thì bạn nên thải độc cơ thể?
Hầu hết mọi người không cần phải thải độc cơ thể thường xuyên. Việc thực hiện thải độc thường phụ thuộc vào lượng độc tố bạn tiếp xúc. Nếu chế độ ăn uống của bạn có nhiều thực phẩm chế biến, đường,… bạn nên thực hiện thải độc thường xuyên. Ngoài ra, nếu bạn tiếp xúc với độc tố môi trường, uống rượu hoặc hút thuốc, cũng là yếu tố khiến bạn nên tăng cường việc thải độc.
Những người khỏe mạnh có thể không cần thực hiện thải độc. Nếu thải độc không làm cho bạn cảm thấy khỏe hơn, bạn có thể không muốn thực hiện. Mặt khác, nếu bạn cảm thấy tốt , bạn có thể suy xét việc kết hợp nó vào chế độ sống hằng ngày.
Thông thường mọi người thực hiện thải độc cơ thể 1 lần/tháng trong 1 tuần. Một số người có thể thực hiện 2-3 tháng một lần hoặc có khi 1-2 lần một năm. Việc lựa chọn tần suất thực hiện thải độc là tùy vào cảm nhận của mỗi người. Nếu bạn cảm thấy tốt hơn bạn sẽ muốn thực hiện nhiều hơn.
Bằng việc thay đổi chế độ ăn uống, lối sống sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Các cơ quan trong cơ thể không còn phải làm việc quá mức để đào thải độc tố. Có nhiều phương pháp thải độc cơ thể khác nhau. Hãy lựa chọn cách mà bạn cảm thấy yêu thích và cùng thực hiện để có cơ thể khỏe mạnh hơn!